Hầu hết các MNCs khi sử dụng phương pháp này đều vì muốn đưa lợi nhuận về nơi c ó thuế TNDN thấp hơn nước sở tại bằng việc trả lãi. Chính vì vậy, lãi suất của những khoản vay này sẽ rất cao. Trong trường hợp này, Cơ quan Thuế hay Ngân hàng Nhà nước cần ban hành mức lãi suất trần cho những khoản vay ngoại tệ từ nước ngoài, tránh gây ra tình trạng chênh lệch so với lãi suất đi vay ngoại tệ tại các Ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp trong nước.
Thắt chặt quản lý một số các chi phí liên quan đến các khoản vay này. Như khi các DN đi vay quốc tế thường sẽ phát sinh phí dịch vụ tư vấn tài chính, thu xếp vốn vay. Về bản chất, khoản chi phí này không hề bất hợp pháp bởi bên cung cấp dịch vụ sẽ giúp cho DN lựa chọn đồng tiền vay vốn, tư vấn những rủi ro tài chính tiềm ẩn cho DN, tỷ giá vay... và giúp DN giải quyết các hồ sơ vay vốn. Tuy nhiên, khoản dịch vụ này thường xuyên bị định giá rất cao, không đúng với giá trị của chúng.
Thuế nhà thầu cũng nên được cân nhắc sửa đổi cho phù hợp với thuế TNDN. Bởi khi bên A kí hợp đồng xây dựng với bên B, bên B với tư các n à t ầu có thể chọn đóng thuế theo một trong hai cách: đóng thuế TNDN theo tỷ lệ % so với lợi nhu n t được hoặc đ ng t ế nhà thầu theo tỷ lệ % so với doanh thu thu về trừ đi chi phí cho các nhà thầu phụ. Hiện nay, mức thuế nhà thầ c o các đối tượng không cư trú là 2% (áp dụng theo thông tư 103/2014/TT-BTC). Mức thuế rất thấp so với thuế TNDN nên hầu hết các đơn vị thầ đều chọn đ ng t ế theo cách thứ hai.