KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHUYỂN GIÁ

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 42)

2.1.1. Kinh nghiệm chuyển giá của Mỹ

2.1.1.1. Lịch sự hoạt động chuyển giá tại Mỹ

Mỹ là nền kinh tế vô cùng phát triển, là nơi hình thành và hoạt động của rất nhiều MNCs lớn (tổng số hơn 63.000 công ty đa quốc gia trên thế giới có trụ sở chính ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản). Chính vì lẽ đó , hành vi chuyển giá ở Mỹ sớm đã phổ biến từ lâu. Hành vi này phổ biến đến mức Ủy ban Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ đã khẳng định hầu hết tất cả các MNCs hoạt động tại Mỹ đều sử dụng chuyển giá làm công cụ để né tránh thuế TNDN (9/2012). Những con số nổi b ật có thể điểm qua để lột tả bức tranh chuyển giá ở Mỹ như sau:

- Chỉ tính riêng nhóm Fortune 500, đã c ó hơn 2.500 tỉ USD lợi nhuận được giữ

ở nước ngoài và không chịu thuế TNDN

- Tỷ trọng thuế TNDN trên tổng nguồn thu thuế giảm từ 32% (đầu thập niên 50 của thế kỷ XX) xuống còn khoảng 8% - 9% (2018)

- Hàng năm, Mỹ thất thu vài trăm tỉ USD tiền thuế do hành vi chuyển giá gây nên

Một số nghiên cứu nhận định rằng: Các MNCs tại Mỹ áp dụng chuyển giá dưới đa dạng và linh hoạt các hình thức. Hiện nay, các doanh nghiệp tại Mỹ đang chịu thuế TNDN ở mức khá cao là 35%. Chính vì lẽ đó , các doanh nghiệp luôn có xu hướng muốn chuyển lợi nhuận của mình ra khỏi lãnh thổ Mỹ đến các quốc gia có thuế TNDN thấp hơn hay các thiên đường thuế.

Một số DN áp dụng chuyển giá thông qua việc nhập khẩu hàng hóa với giá trị rất cao và xuất khẩu đi với giá trị rất thấp tạo ra tình trạng “lỗ giả” để tránh né thuế TNDN.

Bảng 2.1 - Giá nhập khẩu hàng hóa tại Mỹ

4 Trung Quốc 1kg giấy vệ sinh 4.211,81 23,9 (alibaba.com)

5 Nh ật Bản 1 cặp nhíp xe ô tô 4.789,00 58,58 (ebay.com)

STT Tên hàng Xuất đến Giá Giá trên thị trường tự do

1 1 tấm tường lắp ghép &TobagoTrinidat 1,2 46,944(ebay.com)

2 1 xe ủi hạng nặng Venezua 387,83 25 (made in china.com)

3 1 bộ thiết bị vệ sinh Hong Kong 1,75 485 (ebay.com)

Nguồn: Tác giả tự thống kê

Bảng 2.2 - Giá xuất khẩu hàng hóa tại Mỹ

Trong khi đó, Microsoft - một MNC được thành lập tại Mỹ, chuyên phát triển các phần mềm bản quyền và cung cấp các dịch vụ công nghệ dành cho máy tính đã tận dụng các giao dịch liên quan đến chi phí bản quyền để thực hiện chuyển giá. Năm 2001, tập đoàn này đã thành l ập một công ty con ở Dublin có tên là Round Island One Limited. Không lâu sau công ty này đã kiểm soát 16 tỷ USD của Microsoft với lợi nhuận gộp gần 9 tỉ USD, xấp xỉ 22% lợi nhuận toàn cầu của công

ty. Nhờ vậy mà Microsoft đã giảm được ít nhất 500 triệu USD tiền thuế mỗi năm tại Mỹ.

Không nằm ngoài “cuộc chơi” đó , Apple - tập đoàn công nghệ của Mỹ cũng đã thành lập rất nhiều chi nhánh tại các quốc gia có thuế TNDN thấp hay các thiên đường thuế như Hà Lan, Alien... Khác với Microsoft, Apple chuyển lợi nhuận ra khỏi Mỹ bằng cách trả lãi các khoản vay từ các công ty con với lãi suất cao (khoản vay khoảng 120 tỉ USD). Theo nghiên cứu của Citizens for Tax Justice, Quỹ giáo dục Public Interest Research Group và Viện Thuế và Chính sách kinh tế (Hoa Kỳ), Apple đã giữ lại 241,9 tỉ lợi nhuận ở các thiên đường thuế tương đương với việc né tránh được 65,4 tỉ USD tiền thuế TNDN.

2.1.1.2. Các chính sách kiểm soát chuyển giá được áp dụng tại Mỹ

Để kiểm soát tình trạng này, Hoa Kỳ có một hệ thống luật và thông lệ mở rộng được thiết kế để duy trì cơ sở thuế của Hoa Kỳ bằng cách ngăn chặn thu nhập bị dịch chuyển giữa các bên liên quan thông qua việc định giá không phù hợp các giao dịch của bên liên quan. Chế độ kiểm soát chuyển giá của Hoa Kỳ tìm cách đảm bảo rằng hàng hóa và dịch vụ được giao dịch giữa các công ty liên quan được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn và được định giá dựa trên các điều kiện thị trường cho phép lợi nhu n được phản án trong cơ q an tài p án t ế thích hợp. Trong trường hợp kết quả của giao dịch không phản ánh đúng theo nguyên tắc chiều dài cán tay, cơ q an t ế Hoa Kỳ có thể:

- Phân bổ lại thu nhập để phản ánh mức giá phù hợp

- Trong một số trường hợp, áp dụng các hình phạt bằng tiền đối với trường hợp không quá nghiêm trọng

Quốc hội Hoa Kỳ đã ban hành luật và Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã ban hành các quy định để kiểm soát chuyển giá, tất cả các quy định này đều do Sở thuế vụ Mỹ (The Internal Revenue Service - IRS) quản lý và thực thi và được phản ánh đầy đủ nhất trong Mục 482 của Bộ luật IRS. Cụ thể là những quy định về việc điều chỉnh thu nhập, các khoản khấu trừ, tín dụng hoặc phụ cấp của các DN thường được kiểm soát để ngăn c ặn việc trốn thuế hoặc để phản ánh rõ ràng thu nh p của họ.

Yếu tố đầu tiên mà IRS quan tâm là tính minh bạch và đầy đủ của hồ sơ giấy tờ. Bởi đây được xem là phương pháp tốt nhất và đơn giản nhất để đánh giá mức độ chuyển giá của doanh nghiệp. IRS đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp nộp thuế phải có trách nhiệm cung cấp tất cả các hồ sơ giấy tờ c ó liên quan theo quy định của pháp luật như: cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, các báo cáo tài chính nội bộ, những lý giải về sự lựa chọn phương thức xác định giá sản phẩm, phân tích yếu tố pháp luật và thị trường ảnh hưởng đến việc định giá...

Quy mô DN cũng là yếu tố được IRS xét đến trong quá trình kiểm soát chuyển giá. Một DN lớn sẽ phải khai báo và chịu nhiều sự kiểm tra hơn của IRS so với các DN vừa và nhỏ. Mức phạt đối với các DN có hành vi tái diễn chuyển giá nhiều lần cũng được chia thành 3 loại hình phạt: phạt lần đầu, phạt bổ sung và phạt không tuân thủ. 3 loại hình này dựa trên nguyên tắc mức phạt sau phải lớn hơn mức phạt trước và tổng mức phạt sẽ lớn hơn những lợi ích mà DN có được khi thực hiện hành vi chuyển giá. Những hình phạt về vi phạm trong khi định giá chuyển giao được ISR quy định hẳn trong một mục khác (Transaction Penalty) ngoài khoản mục 482 và các khoản mục quy định xử phạt liên quan đến vi phạm quy định về thuế khác. Khoản tiền phạt này được đán giá à rất cao so với các quốc gia khác và có thể lên đến hơn một triệu đô la Mỹ. Tất nhiên, nếu DN c ó đủ khả năng chứng minh rằng hành vi chuyển giá xảy ra là do sự hiểu nhầm hoặc vô tình thì sai phạm này có thể sẽ không bị phạt. Cụ thể:

Số tiền phạt vi phạm không được khấu từ khỏi lợi nhuận gộp. IRS có thể phạt DN dựa trên những sai phạm iên q an đến từng giao dịch (i) hoặc dựa trên tổng mức sai phạm của tất cả các giao dịch (ii). Mức tiền phạt cũng được q y định như sau: (i) phạt 20% khi giá trị khai báo vượt quá 200% so với thực tế hoặc nhỏ hơn so với thực tế 5% và (ii) phạt 40% khi giá trị khai báo vượt quá 400% so với thực tế hoặc nhỏ hơn so với thực tế 25%. Căn cứ tính mức tiền phạt là mức thuế phải nộp.

Ngoài ra, ISR cũng ban hành thêm những quy định và hình phạt nghiêm khắc hơn như quy định về hình phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty). Trong trường hợp, sau khi tính lại phần thu nh p chịu thuế, khoản thu nh p này thực tế vượt quá 5

triệu USD hoặc 10% trên tổng thuế phải nộp thì DN phải chịu thêm mức phạt 20% trên số thuế truy thu. Tương tự, nếu thu nhập thực tế vượt 20 triệu hoặc 20% trên tổng thuế phải nộp thì mức phạt bổ sung là 40%.

Do tính chất của chuyển giá thường được diễn ra giữa các vùng lãnh thổ khác nhau nên IRS cũng sử dụng rất nhiều các biện pháp nhằm phối hợp với các cơ quan thuế và hải quan Mỹ cũng như các quốc gia khác để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về xuất nhập khẩu tạo ra nguồn dữ liệu là cơ sở cho việc xác định giá trị tính thuế của các DN hoặc giá thỏa thuận APA. Hiện nay, Mỹ đang kí tương đối nhiều các thỏa thuận APA đơn phương, song phương và đa phương. Tuy nhiên, các thỏa thuận này không được IRS khuyến kích áp dụng cho tất cả các DN do chi phí cao (khoảng 40.000 USD) và thời gian đàm phán lâu (khoảng 5 năm).

2.1.2. Kinh nghiệm chuyển giá của Trung Quốc

2.1.2.1. Lịch sử hoạt động chuyển giá tại Trung Quốc

Trung Quốc bắt đầu chế độ kiểm soát chuyển giá vào cuối những năm 1990. Trong bối cảnh các doanh nghiệp FDI báo cáo thua lỗ liên tục: từ năm 1993 đến 1995, số doanh nghiệp FDI ở Trung Quốc báo cáo thua lỗ tăng nhanh từ 54% lên đến 70%. Tình trạng “lỗ giả, lãi thật” này đã khiến Trung Quốc thất thu một khoản thuế lên đến 7,1 tỉ USD trong giai đoạn 1994 - 1996. Tình hình nãy đã được các nhà chức trách nh n định là do hành vi chuyển giá gây nên bởi song song với việc báo cáo thua lỗ, các doanh nghiệp liên tục đưa ợi nhu n về nước đồng thời mở rộng kinh doanh. Theo báo cáo của Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc, chỉ tính riêng năm 2007, số thuế thất thoát do hành vi chuyển giá gây ra đã lên đến 30 tỉ nhân dân tệ (tương đương với 4,39 tỉ USD). Trước tình hình đó, các nhà chức trách Trung Quốc đã nhận định đây là hành vi vi phạm rất nghiêm trọng và đặt ra nhiều thách thức cho các nhà hoạc định chính sách cải tổ lại hệ thống quản lý thuế nhằm tránh thất thoát nguồn ngân sách quốc gia.

2.1.2.2. Các chính sách kiểm soát chuyển giá được áp dụng tại Trung Quốc

Trước năm 2008, Trung Quốc có hai hệ thống thuế song song cùng tồn tại để quy định riêng đối với DN trong và ngoài nước. Hệ thống thuế này đã gây ra sự

chênh lệch thuế đến 10%, điều này vô hình tạo động lực cho các DN nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá. Tuy nhiên, đến ngày 16 tháng 3 năm 2007, Trung Quốc đã ban hành luật thuế Doanh nghiệp được sửa đổi dựa trên tinh thần hướng dẫn kiểm soát chuyển giá của OECD. Theo đ ó , thuế TNDN 25% (trừ DN áp dụng công nghệ cao) được áp đồng đều lên tất cả các DN trong và ngoài nước. Luật thuế TNDN 2007 được coi là một văn bản hướng dẫn các doanh nghiệp tuân thủ đúng nguyên tắc thị trường để thực hiện các giao dịch liên kết. Ngoài ra, văn bản này cũng trao cho Cơ quan Thuế có thẩm quyền điều chỉnh thu nhập chịu thuế của đối tượng nộp thuế nếu thu nh p này được nghi vấn là không phù hợp với nguyên tắc thị trường.

Đến năm 2009, chính phủ Trung Quốc ban hành thông tư số 2 “Guoshuifa số 2” nhằm hợp nhất các quy tắc điều chỉnh thuế đặc biệt bao gồm các quy tắc chuyển giá và chống chuyển giá: nộp hồ sơ các bên liên quan, tài liệu đương thời, những điều chỉnh chủ yếu, hoạt động kiểm toán, phương pháp chuyển giá, thỏa thuận định giá và chia sẻ chi phí ứng trước, chế độ tập đoàn nước ngoài được kiểm soát (Controlled Foreign Corporation - CFC), vốn hóa mỏng, quy tắc tránh né chung, điều chỉn tương ứng và các vấn đề của cơ q an c thẩm quyền.

Cùng với Luật thuế TNDN (2007), Thực hiện Quy phạm pháp luật thuế TNDN (2007), Thông tư “Guoshuifa số 2” (2009) là ba văn bản pháp luật nền tảng được chính phủ Trung Quốc áp dụng kiểm soát chuyển giá. Từ đ c o đến năm 2016, hầu như không thay đổi.

Trụ cột đầu tiên của việc sửa đổi về quản lý chuyển giá là thông báo về việc tăng cường báo cáo các giao dịch của các bên liên quan và quản lý tài liệ đồng thời (Thông báo 42), được ban hành vào tháng 7 năm 2016. Thông báo 42 đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với việc tuân thủ tài liệu về chuyển giá, bao gồm tài liệu về ba phương pháp tiếp c ận được ủng hộ bởi Hướng dẫn chuyển giá của OECD, và đặt ra vô số biểu mẫu công bố chuyển giá mới.

Sau đó , Cơ quan quản lý nhà nước về thuế của Trung Quốc (SAT - China's State Administration of Taxation) đã phát hành Thông báo về việc tăng cường quản lý các thỏa thuận định giá trước (Thông báo 64) vào tháng 10 năm 2016. Với mục

tiêu giảm những hạn chế của thỏa thuận APA, Thông báo 64 đã giới thiệu một quy trình đã được sửa đổi trước đó (với các quy trình kiểm tra và đánh giá đang được thực hiện trước khi nộp đơn chính thức) và bao gồm danh sách ưu tiên để chấp nhận đơn và điều khoản trao đổi thông tin, phù hợp với Hành động 5 của BEPS.

Cùng với Thông báo 42 và 64, Thông báo về Điều tra thuế đặc biệt, Điều chỉnh và Thủ tục Thỏa thuận chung (Thông báo 6), được ban hành vào tháng 3 năm 2017 đã hoàn thành khuôn khổ kiểm soát chuyển giá của Trung Quốc lấy cảm hứng từ BEPS. Đây là nền tảng, cơ sở để kiểm soát hành vi trong những năm sắp tới.

Thông báo 6 về Điều chỉnh thuế đặc biệt, Điều tra và Thủ tục Thỏa thuận chung (Mutual Agreement Procedures - MAP)

Đây là thông báo thứ ba và toàn diện nhất trong chuỗi các thông báo, tạo nên khung pháp lý về BEPS của Trung Quốc. Nó điều chỉnh quy trình kiểm toán thuế, điều chỉnh thuế đặc biệt, tự điều chỉnh và các khoản t an toán nước ngoài từ Trung Quốc, và đưa vào t chính thức một số thông lệ hành chính hiện c được áp dụng trong các cuộc kiểm toán chuyển giá của Trung Quốc. Ngoài ra, nó thay thế ướng dẫn về nhiều vấn đề nội dung liên quan đến chuyển giá: phương pháp và khả năng so sánh của chuyển giá, điều chỉnh chuyển giá, các thoả thu n chung và các hình phạt áp dụng cho việc kiểm soát chuyển giá.

Tuy nhiên, các điều khoản được tập trung trong Thông báo 6 đề c ập đến các dịch vụ nội bộ nhóm, tài sản vô hình và tài sản ở cấp độ các chi nhánh ở nước ngoài. Về vấn đề tài sản vô hình, Thông báo 6 tán thành sự phân biệt của OECD giữa quyền sở hữu hợp pháp và kinh tế đối với tài sản vô hình và nhấn mạnh rằng lợi íc t được từ tài sản vô hình phải được phân bổ dựa trên thực chất kinh tế. Dựa trên khái niệm phát triển, nâng cao, duy trì, bảo vệ và khai thác của OECD, báo hiệu các chức năng iên q an đến việc phân bổ quyền sở hữu kinh tế và quyền thu lợi nhuận từ tài sản vô hình liên quan. Ngoài ra, quan trọng hơn, Thông báo 6 chỉ ra rằng mức phí bản quyền nên được điều chỉnh khi giá trị, các chức năng, tài sản và rủi ro của tài sản trí tuệ đã thay đổi theo thời gian.

Đối với các dịch vụ giữa nội nhóm, nguyên tắc cơ bản của Thông báo 6 là các khoản t an toán ra nước ngoài cho các hoạt động không mang lại lợi ích hoặc

ít nhất sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và c ó thể không được phép trong một số trường hợp nhất định. Các dịch vụ không mang lại lợi ích bao gồm các hoạt động của cổ đông, các dịch vụ trùng lặp, những dịch vụ mang lại lợi ích ngẫu nhiên và nói chung là các dịch vụ không liên quan.

Vũ khí mới trong thời đại minh bạch: dữ liệu lớn, phân tích máy tính để bàn (Desktop Analytics) và xu hướng trong kiểm soát chuyển giá

Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbCR) là một kết quả mang tính đột phá từ dự án BEPS. Vì lợi ích của sự minh bạch hơn, tiêu chuẩn tài liệu chuyển giá được quy định trong phiên bản mới của Hướng dẫn chuyển giá của OECD yêu cầu các MNCs lớn phải lập hồ sơ về việc triển khai các nguồn lực và phân bổ doanh thu, lợi

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w