Đánh giá hoạt động chống chuyển giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 68 - 75)

2.3.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm gần đây, Tổng cục thuế nói chung và các Cục thuế địa phương nói riêng đã thể hiện sự nỗ lực của mình trong công cuộc kiểm soát chuyển giá bằng việc tổ chức thanh, kiểm tra hàng loạt các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn. Trong đó, Cục thuế TP. Hà Nội là đơn vị tiên phong trong việc xử lý các vụ việc iên q an đến các hành vi vi phạm này. Cụ thể:

Trong 3 năm 2017 - 2019, Cục thuế TP. Hà Nội đã thanh tra tại 254 doanh nghiệp doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Tổng số xử lý qua thanh tra là 3.277 tỷ đồng (bình quân 12,9 tỷ đồng/doanh nghiệp), trong đó , số tiền phạt vi phạm và số thuế được truy thu lên đến 641 tỷ đồng, giảm lỗ 2.639 tỷ đồng; phát hiện và xử lý 96 doanh nghiệp có giao dịch liên kết vi phạm nguyên tắc thị trường theo quy định của Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính và Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

Đồng thời, tổng số xử lý về giá là 4.249 tỷ đồng, cụ thể: điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế 1.672 tỷ đồng, giảm lỗ 2.252 tỷ đồng, truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp và phạt 325 tỷ đồng. Những con số xử lý vi phạm trên phần nào đạt hiệu quả nhất định mang tính răn đe, cảnh cáo các DN cố tình vi phạm.

Để c ó được những kết quả như trên, Cục thuế TP. Hà Nội nói riêng và Tổng Cục thuế nói chung đã liên tục trau dồi kĩ năng, nghiệp vụ trong việc thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá. Đặc biệt chú trọng các kĩ năng phân tích hồ sơ các giao dịch,

Năm Số cuộc thanh tra Thuế TNDN tăng thu Giảm lỗ 2012 1 78,10 956,40 2013 31 499,60 1.383,61 2014 42 625,00 9.126,00 2015 320 563,00 2.238,23 2016 315 747,55 5.568,15

xây dựng sơ đồ mối liên kết giữa các DN trong và ngoài nước từ những dữ liệu đã thu thập được để đánh giá sàng lọc trước khi tiến hành kiểm tra thực tế.

Việc kiểm tra, đánh giá tính hợp lý trong việc định giá chuyển giao cũng được xác định là không kém phần quan trọng. Cơ quan Thuế tập trung xem xét tính phù hợp trong việc lựa chọn phương thức định giá chuyển giao mà DN lựa chọn dựa trên việc kiểm tra hồ sơ và nội dung giải trình của doanh nghiệp. Qua đó kịp thời phát hiện những vi phạm trong thủ tục kê khai và hồ sơ chứng minh các giao dịch liên kết của họ đang tuân thủ đúng theo nguyên tắc thị trường.

Đẩy mạnh việc xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu về giá cả thị trường của các doanh nghiệp c ó nét tương đồng để làm căn cứ trong việc định giá chuyển giao. Nguồn dữ liệ này được xây dựng dựa trên việc phân tích các BCTC của doanh nghiệp hay vẽ sơ đồ thiết lập mối quan hệ trong tổ chức hay giữa các giao dịch để tìm ra các giao dịch trọng yếu c ó nguy cơ tiềm ẩn chuyển giá.

Trên cơ sở các thành tựu đã đạt được, Cơ quan Thuế đang dần hoàn thiện bộ tiêu chí nh n diện các DN c ng y cơ vi p ạm giá thị trường để t p trung theo dõi và giám sát. Cụ thể: trong lĩnh vực kiểm toán, đã c ó sự thay đổi trọng tâm - từ việc đán giá iệu quả tài chính trên toàn tổ chức của người nộp thuế sang phân tích từng giao dịch. Sự giám sát cũng đã chuyển từ các nhà sản xuất theo hợp đồng và các nhà phân phối sang lĩnh vực tiêu dùng, khách sạn và dịch vụ tài chính. Các cuộc kiểm toán này thường được tập trung vào các DN: Lỗ liên tiếp hoặc tỷ suất lợi nhu n biến động trong nhiề năm; Phát sinh quá nhiều giao dịch nội bộ và các giao tài sản vô hình.

Bảng 3.1 - Kết quả thanh tra chống chuyển giá

2018 758 1.908,30 8.558,58

2019

2.3.3.2. Những hạn chế cần khắc phục

Tuy việc kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam đã có những thành tựu nhất định, nhưng đánh giá dưới một g ó c độ khác, công cuộc kiểm soát chuyển giá vẫn còn nhiều bất c ập.

Thứ nhất, sau một thời gian dài thể hiện sự nỗ lực trong việc kiểm soát chuyển giá song vẫn chưac ó bất kì văn bản Luật nào dành riêng để quy định về chuyển giá. Việc quy định mới chỉ dừng lại ở các văn bản dưới luật như Nghị định 132/2020/NĐ - CP của Chính phủ hay Thông tư 41/2012/TT - BTC của Bộ Tài Chính ban hành. Như vậy, xét thấy hành lang pháp lý kiểm soát chuyển giá chưa cao, đôi lúc còn gây khó khăn trong quá trình thực hiện.

Thứ hai, hiện tại, mặc dù hành vi chuyển giá liên quan trực tiếp đến hồ sơ,

chứng từ, sổ sách kế toán nhưng chính Cơ quan Thuế lại không được trao quyền điều tra vi phạm. Toàn bộ các DN có dấu hiệu vi phạm đều sẽ được chuyển giao cho các cơ quan điều tra. Trong khi đó , các cơ quan công an lại không có kiến thức chuyên môn về nghiệp vụ thuế, không trực tiếp nắm giữ thông tin về lĩnh vực này nên không tránh khỏi sự chậm trễ, sai sót, cản trở trong quá trình điều tra.

Thứ ba, chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ có chuyên môn để thực hiện các

công việc thu thập và tìm kiếm thông tin nhằm phục vụ cho các hoạt động thanh kiểm tra ở tầm cỡ quốc gia và cao hơn nữa là tầm quốc tế.

Thứ tư, dù đã nỗ lực rất nhiều nhưng không thể phủ nhận sự hạn chế của cơ

sở vật chất kỹ thuật và nguồn thu thập nguồn dữ liệu thông tin đầy đủ về DN nộp thuế (cơ cấu; chức năng tổ chức; thông tin sản phẩm, dịch vụ đang cung cấp...) hay các thông tin về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và các giao dịch thường xuyên được thực hiện giữa các bên có mối quan hệ liên kết với nhau... Đây chính là khó khăn của các cơ quan quản lý thuế khi chưa c ó đủ thông tin của thị trường và DN để áp dụng khi tiến hành thanh, kiểm tra thuế.

Thứ năm, việc áp dụng APA còn gặp nhiều rào cản từ nhiều phía như: doanh

nghiệp, cơ q an quản lý Thuế về việc xác định nguồn kinh phí cho APA hay từ các văn bản hướng dẫn. Về nguyên tắc, APA là cơ chế thỏa thuận tự nguyện của DN, điề này đồng ng ĩa với việc DN có quyền quyết định có tham gia APA hay không bằng việc so sánh những lợi ích mà APA đem lại với những khoản chi phí để tham gia vào APA. Trên thực tế, để tham gia vào APA không chỉ tốn chi phí hoàn thiện hồ sơ, chi phí trong quá trình đàm phán mà còn tốn rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng lại không hoàn toàn thuộc quyền quyết định của Cơ q an T ế. Như vậy, trong trường hợp đàm phán thất bại, DN sẽ tốn rất nhiều thời gian, chi phí vô ích. Đồng thời, một cách vô tình DN cũng sẽ trở thành đối tượng bị Cơ quan Thuế điều tra do muốn tham gia APA, DN phải kê khai và chuẩn bị rất nhiều hồ sơ về các bên liên kết, về chi nhánh hay công ty mẹ. Bên cạnh đó , cũng chưa c ó quy định về APA cụ thể nên trong một số trường hợp có tính phức tạp nhất định thì các công cụ quản lý thuế rất k k ăn để áp dụng do thiế đi sự linh hoạt.

Thêm vào đó , doanh nghiệp thường xuyên thực hiện hành vi chuyển giá thường là các MNCs có vốn kinh doanh lớn, đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi, nhiều kinh nghiệm trong việc đưa ra chiến lược né tránh thuế dựa vào việc xác định giá chuyển giao. Do đó rất khó khăn cho các cơ quan Thuế để phát hiện và xử lý.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 của Khóa luận đã đi sâu phân tích tổng quát thực trạng và các chính sách kiểm soát chuyển giá tại các quốc gia: Mỹ, Trung Quốc và Thái Lan. Từ thực trạng cùng những chính sách mà các quốc gia này đang áp dụng, tác giả đã đưa ra nhận xét và đánh giá tính phù hợp của những kinh nghiệm trên khi áp dụng đối với nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, chương 2 cũng đã phân tích chi tiết thực trạng chuyển giá tại Việt Nam, đồng thời dựa vào những chính sách quản lý hiện hành để đưa ra những nhận xét về những ưu điểm mà Việt Nam đã đạt được cũng như những mặt hạn chế cần khắc phục. Đây cũng chính là tiền đề để ở chương 3 tác giả đưa ra đề xuất cũng như phương án khắc phục những hạn chế này.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 724 kiểm soát hành vi chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w