Vai trò mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phítrả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu 569 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH nexia STT thực hiện (Trang 25 - 29)

cáo tài chính.

❖ Vai trò kiểm toán báo cáo tài chính nói chung

Nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây đang phát triển và dần dần hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh đó, kiểm toán BCTC dần được khẳng định với vai trò không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân đồng thời trở thành 1 bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý. Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC còn là 1 công cụ kiểm soát nền tài chính quốc gia, giúp nhà nước kiểm soát tính trung thực trong hoạt động của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng phục vụ phát triển nền kinh tế và mở rộng hội nhập quốc tế. Hơn thế nữa, sự phát triển của thị trường chứng khoán khiến cho hoạt động kiểm toán trở thành 1 phần tất yếu đối với doanh nghiệp khi kinh doanh cũng như tham gia vào sàn chứng khoán. Kiểm toán xác minh tính trung thực hợp lý của BCTC, giúp ban lãnh đạo công ty có chiến lược kinh doanh hiệu quả, đồng thời tạo niềm tin cho các bên liên quan. Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC giúp cho người sử dụng đánh giá được độ tin cậy của thông tin định lượng trên báo cáo trên cơ sở đó mà đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn, hiệu quả trong mối quan hệ với tổ chức hoặc DN có BCTC.

❖ Vai trò kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trên BCTC.

Chi phí trả trước là 1 khoản mục thuộc phần tài sản trên BCĐKT. Thông thường khoản mục này ít nghiệp vụ xảy ra. Trong nhiều công ty, khoản mục này vẫn có thể xảy ra những sai sót trọng yếu. Đồng thời khoản mục chi phí trả trước có liên quan đến việc phân bổ chi phí nên có ảnh hưởng lên BCKQHĐKD của đơn vị vì vậy khoản mục này có nhiều khả năng xảy ra gian lận khi lập BCTC.

Kiểm toán khoản mục chi phí trả trước là căn cứ, cơ sở giúp KTV có thể đưa ra ý kiến kiểm toán cho toàn bộ BCTC của đơn vị được kiểm toán.

❖ Mục tiêu kiểm toán BCTC nói chung.

Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính) như sau:

(a) Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu báo cáo tài chính, xét trên phưong diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không;

(b) Lập báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính và trao đổi thông tin theo quy định của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của kiểm toán viên.

Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là làm tăng độ tin cậy của người sử dụng đối với báo cáo tài chính, thông qua việc kiểm toán viên đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính có được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không. Một cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan sẽ giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến kiểm toán phù hợp về đối tượng được kiểm toán.

Như vậy, mục tiêu tổng quát của kiểm toán tài chính cần được cụ thể hóa theo các yếu tố của hệ thống kế toán, theo trách nhiệm của nhà quản trị doanh nghiệp (cam kết).

Mục tiêu xác minh cần hướng tới:

- Tính có thực (hiệu lực) của thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hay nguồn vốn phải được đảm bảo bằng sự tồn tại thực tế của tài sản, của vốn;

thông tin phản ánh nghiệp vụ phải được bảo đảm bởi thực tế xảy ra của các nghiệp vụ;

- Tính đầy đủ (trọn vẹn) của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót trong quá trình xử lý;

- Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa giá tài sản cũng như giá phí (giá thành) đều được tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc thực hiện các hoạt động;

- Tính chính xác về cơ học trong các phép tính số học cũng như khi chuyển sổ, sang trang... trong công nghệ kế toán;

- Tính đúng đắn trong phân loại và trình bày với ý nghĩa tuân thủ các qui định cụ thể trong phân loại tài sản và vốn cũng như các quá trình kinh doanh qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành báo cáo tài chính;

- Quyền và nghĩa vụ của đơn vị trên bảng khai tài chính với ý nghĩa tài sản phản ánh trên bảng khai tài chính phải thuộc quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài) của đơn vị; vốn và công nợ phản ánh đúng nghĩa vụ tương ứng của đơn vị.

- Tính đánh giá: Một khoản tài sản công nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí phải được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở nguyên tắc kế toán, các chuẩn mực kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận phổ biến.

❖ Mục tiêu khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Phù hợp với mục tiêu chung của kiểm toán BCTC là xác nhận về mức độ tin cậy của BCTC được kiểm toán, mục tiêu của kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước là thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp từ đó đưa ra lời xác nhận về mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin tài chính chủ yếu của khoản mục này. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan làm cơ sở tham chiếu khi kiểm toán các chu kỳ, khoản mục khác có liên quan.

Đối với kiểm toán số dư của tài khoản Chi phí trả trước:

- Kiểm tra CSDL “sự hiện hữu”: Các khoản chi phí trả trước trên sổ kế toán có thực tế đang tồn tại tại thời điểm báo cáo.

- Kiểm tra CSDL “tính toán, đánh giá”: các khoản chi phí trả trước phải được tính toán, đánh giá đúng đắn, hợp lý.

- Kiểm tra CSDL “cộng dồn”: số liệu lũy kế tính dồn trên các sổ chi tiết Chi phí trả trước được xác định đúng đắn, việc kết chuyển số liệu từ các sổ kế toán chi tiết sang sổ cái không có sai sót.

- Kiểm tra CSDL “trình bày và công bố”: khoản Chi phí trả trước (bao gồm ngắn hạn và dài hạn) được trình bày trên BCTC phù hợp với quy định của chế độ kế toán và nhất quán với số liệu trên sổ kế toán của đơn vị.Việc xác định mục tiêu cho từng công việc trước khi tiến hành kiểm toán trợ giúp cho công việc kiểm toán đi đúng hướng và tiết kiệm được thời gian trong hoạt động kiểm toán.

❖ Căn cứ kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính

Các nguồn tài liệu (hay các căn cứ kiểm toán) cụ thể để kiểm toán khoản mục chi phí trả trước rất phong phú, đa dạng về hình thức, nguồn gốc và nội dung. Có thể khái quát về các nguồn tài liệu (căn cứ kiểm toán) chủ yếu gồm:

❖ Các chính sách, quy chế của đơn vị về KSNB đối với khoản mục CPTT: các quy định về việc phân loại và phân bổ CPTT; các quy định về chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của người hay bộ phận có liên quan đến xử lý công việc (như quy định về chức năng, nhiệm vụ của người được giao xét duyệt đơn hàng, mức phân bổ CPTT, quy trình giao nhận CCDC...); quy định về trình tự thực hiện công việc từ việc xét duyệt đơn đặt hàng, mua hàng, nhập kho, xuất kho sử dụng.

❖ Các chứng từ kế toán liên quan đến khoản mục CPTT: Các hợp đồng kinh tế (thuê dịch vụ, cửa hàng, nhà xưởng,..); Hóa đơn GTGT đầu vào; hóa đơn vận chuyển; biên bản giao nhận; phiếu nhập kho đối với công cụ, dụng cụ, hàng hóa mua vào được theo dõi là khoản CPTT; các chứng từ thanh toán đối với người bán (phiếu chi, giấy ủy nhiệm chi, giấy báo nợ,.)

❖ Các hồ sơ, tài liệu khác liên quan đến CPTT: Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 242, biên bản kiểm kê Công cụ, dụng cụ đang được theo dõi là Chi phí trả trước tại đơn vị khách hàng; bảng phân bổ CPTT; hồ sơ gốc TSCĐ, quyết định chuyển TSCĐ thành công cụ,

dụng cụ, sổ chi tiết TSCĐ đối với những TSCĐ không đủ tiêu chuẩn tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ phải chuyển thành công cụ, dụng cụ được ghi nhận vào phát sinh tăng CPTT;...

Với các tài liệu kiểm toán như trên, trong quá trình kiểm toán KTV phải thu thập đầy đủ căn cứ kiểm toán. Và để thuận lợi KTV có thể thông báo trước cho đon vị khách hàng các danh mục cần chuẩn bị để tiết kiệm thời gian cuộc kiểm toán.

- Báo cáo tài chính của đon vị bao gồm: Thông tin liên quan chủ yếu đến CPTT trên BCTC là chỉ tiêu Chi phí trả trước ngắn hạn và chỉ tiêu Chi phí trả trước dài hạn trên BCĐKT và các nguyên tắc hạch toán kế toán CPTT trên Thuyết minh BCTC.

1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính.

Trong kiểm toán BCTC, để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của KTV về tính trung thực hợp lý của thông tin trên BCTC đồng thời đạt được hiệu quả kinh tế cho công ty, KTV phải xây dựng quy trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán đó. Thông thường quy trình kiểm toán được thực hiện qua ba giai đoạn đó là: giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, giai đoạn thực hiện kiểm toán và giai đoạn tổng hợp kết quả kiểm toán.

Một phần của tài liệu 569 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH nexia STT thực hiện (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w