Quy trình kiểm toán BCTC nói chung củaCông tyTNHH Nexia ST T Hà Nội

Một phần của tài liệu 569 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH nexia STT thực hiện (Trang 57 - 66)

Nội

Dựa trên phương pháp kiểm toán “hình phễu rủi ro”, về cơ bản, NEXIA STT cũng thực hiện một cuộc kiểm toán theo 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, do đặc điểm tiếp cận rủi ro, bởi vậy, NEXIA STT có những nét rất riêng, cải thiện và khoa học. Không chỉ quan tâm đến rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện, phương pháp kiểm toán của NEXIA STT còn tập trung vào rủi ro còn lại (remaining risk), đây là cơ sở để giảm rủi ro kiểm toán tới mức tối đa trong lượng thời gian giới hạn của mỗi cuộc kiểm toán.

Hình 2.3. Quy trình kiểm toán chung của công ty

Theo phương pháp kiểm toán bao gồm các bước sau: - Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng - Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát

- Thực hiện trắc nghiệm cơ bản

- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ

Các bước trên tương ứng với các giai đoạn trong thực hiện kiểm toán sau:

• Giai đoạn lập kế hoạch: Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng

• Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán: - Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát

- Thực hiện trắc nghiệm cơ bản

• Giai đoạn kết thúc kiểm toán: Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ a) Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là bước công việc cần thiết để đảm bảo tính hiệu quả của cuộc kiểm toán, trong việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán cũng như đưa ra ý kiến kiểm toán chính xác. Đây là khâu đầu tiên của một cuộc kiểm toán, chi phối chất lượng của một cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc thực hiện các thủ tục đánh giá và phát hiện các rủi ro, quyết định chiến lược kiểm toán, xác định những vấn đề kế toán quan trọng và quyết định phương pháp kiểm toán được thực hiện.

Thực hiện BAF ( Business Analysis Framework)

Ở bước này, kiểm toán sẽ thu thập và đánh giá toàn bộ những thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là những thông tin bên ngoài như môi trường, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh,...

• Môi trường (Environment): Kiểm toán viên cần thu thập giấy phép đầu tư và tài liệu liên quan để hiểu môi trường hoạt động của công ty, các ưu đãi của chính quyền địa phương liên quan đến thuế, chính sách phát triển trong tương lai,...

• Thông tin (Information): Những thông tin chung về khách hàng kiểm toán, để từ đó kiểm toán viên có thể định hình được cách thức cũng như khoanh vùng dần rủi ro.

• Chủ sở hữu (Owners), Khách hàng (customers), Nhà quản lý (management), Nhà cung cấp (Suppliers) là những đối tượng tiếp theo mà kiểm toán viên cần tìm hiểu để hiểu rõ hơn và khách hàng cũng như trong việc định hình rủi ro. Ví dụ, phong cách quản lý của Nhật Bản thường là tiết kiệm, nghiêm tú, sạch sẽ và cầu toàn, tuy nhiên nhà quản lý của Việt Nam lại theo phong cách hiệu quả, lợi nhuận mà ít quan tâm đến hình thức. Do đó, khi tìm hiểu kỹ về chủ sở hữu, kiểm toán viên có thể nhận diện được khu vực nào là dễ rủi ro, khu vực nào đã được kiểm soát tốt.

• Đối tượng cuối cùng mà kiểm toán viên cần quan tâm trong quá trình BAF là giá trị (value), ban quan lý (Management) và quá trình kinh doanh (Business process). Đây là những thông tin quan trọng để kiểm toán viên nắm rõ về khách hàng kiểm toán. Quy trình kinh doanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro kiểm soát trong mô hình đánh giá rủi ro của NEXIA STT: AR=IR*CR*DR.

Thực hiện BIF (Business Information Framework) và BPR (Business Performance Review):

Nội dung khái quát trên hai bảng phân tích này như sau:

• Ket quả kinh doanh hiện tại: Thể hiện qua khả năng sinh lời(sử dụng các tỉ suất: Tỉ suất sinh lời của tài sản, tỉ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỉ suất lãi gộp trên doanh thu), khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (sử dụng các tỉ suất khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, tỉ suất vốn hoạt động ròng trên tổng tài sản), quản lý tài sản(vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, kỳ thu tiền của hàng tồn kho và các khoản phải thu).

• Kết quả hoạt động kỳ vọng: Sử dụng chỉ yếu đòn bẩy tài chính (sử dụng tỉ suất nợ, tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu), giá trị thị trường (cổ tức, tỉ suất giá trị thị trường trên giá trị sổ sách).

• Xác định và tìm nguồn gốc rủi ro: Xác định các rủi ro xảy ra sai sót và gian lận cần chú ý tới những yếu tố như tính trọng yếu và sai phạm có thể chấp nhận được, thực trạng hoạt động kinh doanh, quá trình xử lý thông tin, sự hiện hữu của các nhân tố tạo ra rủi ro.

• Đối chiếu với báo cáo tài chính (thủ tục phân tích ngang, dọc): Công việc đối chiếu này sẽ giúp ích cho kiểm toán viên liên kết rủi ro xảy ra sai phạm với các tài khoản tương ứng trên báo cáo tài chính được cung cấp bởi ban giám đốc của công ty, kiểm tra đầy đủ với rủi ro có thể gây ra sai phạm trọng yếu đã được xác định và xác định được các tài khoản trọng yếu có rủi ro thấp để áp dụng thêm các thủ tục kiểm toán bổ trợ tiếp theo.

Sau khi thực hiện các quy trình BAF, BIF và BPR, đoàn kiểm toán sẽ xác định được các vùng rủi ro theo các mức độ khác nhau, xác định được rủi ro còn lại (remaining risks). Kiểm toán viên tiếp tục thực hiện giai đoạn kiểm toán tiếp theo.

Thực hiện tìm hiểu sơ bộ về hệ thống KSNB của công ty đối với khoản mục cần kiểm toán và đưa ra kết luận tổng quan nhất về hệ thống KSNB:

Mục tiêu thủ tục:

- Xác định và hiểu được các giao dịch và sự kiện liên quan tới chu trình TSCĐ - Đánh giá về mặt thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu trình TSCĐ

- Quyết định xem liệu có thực hiện thử nghiệm kiểm soát không - Thiết kế các thủ tục kiểm tra cơ bản phù hợp và có hiệu quả

Nguồn số liệu: Quy chế Tài chính, Quy chế chi tiêu nội bộ, Điều lệ Công ty, Quy chế quản lý sử dụng TSCĐ

Thực hiện thủ tục:

- Kiểm tra, phân tích tài liệu của Công ty - Phỏng vấn Ban giám đốc

Việc đánh giá tính trọng yếu được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu về cam kết kiểm toán và quan điểm của ban giám đốc về mức độ trọng yếu.

Bước 2: Xác định mức độ trọng yếu.

Tại NEXIA STT, để xác định được được mức độ trọng yếu, cần xác định được hai thành phần: điểm chuẩn và phần trăm để có thể tính được mức độ trọng yếu.

- Xác định điểm chuẩn trọng yếu: Để có thể xác định được yếu tố này, cần xác định các chỉ tiêu có mức độ trọng yếu cao trong kỳ kinh doanh. Yếu tố này không cố định mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng kiểm toán. Trên cơ sở đó, bằng các phương pháp nghề nghiệp, kiểm toán viên sẽ tính ra điểm chuẩn trọng yếu. Việc này chủ yếu được thực hiện bởi các kiểm toán viên cấp cao.

- Xác định phần trăm sai phạm: kiểm toán viên đưa ra khoảng phần trăm có thể sai phạm và lựa chọn phần trăm sai phạm có thể xảy ra nhiều nhất đối với từng khách hàng

theo nhận định nghề nghiệp của mình. Do vậy, yếu tố kinh nghiệm nghề nghiệp là rất quan trọng trong việc xác định yếu tố này.

Bước 3: Tính toán độ trọng yếu

Độ trọng yếu = Điểm chuẩn trọng yếu * Phần trăm sai phạm (%) ( Materiality amount = Benckmark Amount * Measurement Percentage ) (Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA STT)

b) Thưc hiện kiểm toán

• Đánh giá rủi ro kiểm soát (control risk):

Trong giai đoạn này, KTV sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên kế hoạch đã xây dựng để đánh giá mức độ rủi ro về việc hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn chặn được sai phạm. Đánh giá rủi ro kiểm soát cũng giúp cho nhóm kiểm toán dựa vào các thủ tục kiểm soát để giảm rủi ro đến mức có thể chấp nhận được những thủ tục mà thường thể hiện phương pháp hiệu quả và đầy đủ trong kiểm toán báo cáo tài chính. Quá trình này cũng cung cấp thông tin để kiểm toán viên có thể đưa ra các kiến nghị có giá trị trong thư quản lý để có thể cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Chi tiết các bước công việc cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

• Xác định rủi ro kiểm soát dựa trên các thủ tục kiểm soát cơ bản:

Bằng cách thực hện phỏng vấn chủ sở hữu của doanh nghiệp về rủi ro, tìm hiểu các thông tin về các chính sách và các thủ tục, đi sâu xem xét sổ tay các thủ tục của công ty và các thông tin khác thu thập được trong suốt quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thêm vào đó, thủ tục kiểm tra từ đầu với các thủ tục kiểm soát đã được chỉ ra cũng được thực hiện đối với nhân viên mà thực hiện các thủ tục kiểm soát đó để đảm bảo họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Sau khi các thủ tục đã được xác định và kiểm tra xem có hoạt động hay không, nhóm kiểm toán cũng nên xác định nguồn thông tin kể cả bên trong và bên ngoài để thực hiện các thủ tục kiểm soát này.

Việc đánh giá này bao gồm cả xem xét tính nguyên vẹn của thông tin được sử dụng. Hiệu quả của sự thiết kế các thủ tục kiểm soát thể hiện qua việc nó có được ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa được các sai phạm để giảm sai phạm đến mức có thể chấp nhận được hay không. Thực hiện kiểm liên tục (walkthrough test) bằng cách kiểm tra một loại nghiệp vụ sẽ được ghi nhận qua các bước như thế nào trong doanh nghiệp khách hàng. Từ đó xác định những thủ tục kiểm soát mà khách hàng sử dụng

• Đánh giá sự hoạt động của các thủ tục kiểm soát:

Để xem các thủ tục kiểm soát này có được áp dụng liên tục, nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác hay không và việc áp dụng các thủ tục kiểm soát có đúng theo quy định của công ty và nhà quản lý hay không.

Sau ba bước công việc ở trên, nhóm kiểm toán đặc biệt là các kiểm toán viên cấp cao cần xác định xem rủi ro kiểm soát có thể giảm đến mức chấp nhận được hay không. Nếu rủi ro kiểm soát không thể giảm đến giới hạn chấp nhận được thì kiểm toán viên không thể dựa vào các thủ tục kiểm soát và phải thực hiện kiểm tra chi tiết và các thủ tục kiểm toán bổ trợ khác.

❖ Kiểm tra chi tiết (Substantive Testing)

Kế hoạch cho việc thực hiện kiểm tra chi tiết được lập sau khi đã đánh giá được hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro kiểm soát, từ đó đánh giá được rủi ro phát hiện của cuộc kiểm toán. Dựa trên kế hoạch này, kiểm toán viên tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản, cân nhắc đánh giá đảm bảo các bằng chứng kiểm toán đã đầy đủ và thích hợp, đưa ra kết luận về các vấn đề kế toán quan trọng. Thông thường, ở NEXIA STT, công việc của kiểm toán viên trong việc kiểm tra chi tiết thường được chia cho những khoản mục có tính chất tương tự và liên quan đến nhau nhằm nâng cao hiệu quả công việc một cách tối đa. Ví dụ, kiểm tra chi tiết với khoản chi phí trả trước thường được gắn liền với kiểm tra chi tiết khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Tại đó, kiểm toán viên có thể xem xét thêm tính hợp lý trong việc phân bổ các chi phí trả trước của khách hàng được kiểm toán.

• Thực hiện thủ tục phân tích:

Gồm phân tích ngang, phân tích dọc và cả phân tích chéo (so sánh số dư tài khoản kỳ này so với kỳ trước, so với dự toán và so với chuẩn chung của ngành, so sánh có thể thực hiện theo chi nhánh, theo bộ phận và theo dây chuyền sản xuất), so sánh các tỉ suất tài chính (tính toán các tỉ suất như tỉ suất khả năng thanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấu vốn,...), trắc nghiệm sự hợp lý (so sánh giá trị thực tế với giá trị dự đoán). Thủ tục này chủ yếu được sử dụng để phân tích đối với các tài khoản chi phí bán hàng, chi phí như chi phí quản lý, doanh thu trong kỳ, tài sản cố định, các khoản mục mà có sự biến động lớn trong kỳ, có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. Nếu trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên dựa trên các số liệu mà khách hàng cung cấp sẽ thực hiện phân tích qua các năm để có sự hiểu biết sơ bộ về từng khoản mục và tập trung nhiều vào các khoản mục có sự biến động lớn. Thì trong giai đoạn thực hiện kế hoạch, các số liệu được cung cấp đầy đủ hơn, vì vậy, kiểm toán viên sẽ thực hiện phân tích chi tiết hơn qua các tháng và giải thích được sự biến động lớn và bất thường của các khoản mục trong kỳ.

• Tiến hành chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu tại NEXIA STT là chọn mẫu số lớn dựa trên phương pháp tiếp cận rủi ro. Khi phân tích chi tiết từng khoản mục, kiểm toán viên sẽ chọn mẫu sao cho cover được từ 70% tổng thể trở lên, đảm bảo mẫu mang tính đại diện, đây là cơ sở trực tiếp cho việc thực hiện trắc nghiệm trực tiếp số dư. Đồng thời, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra (vouching) chứng từ, để xem bản chất của các chứng từ liệu đã đáp ứng được các cơ sở dẫn liệu chưa. Việc vouching ở NEXIA STT có thể được đánh giá là nghiêm túc, khoa học và tiên tiến so với các công ty kiểm toán khác.

• Thực hiện trắc nghiệm trực tiếp số dư:

Kiểm toán viên kết hợp kiểm tra giữa việc sử dụng các phương pháp cân đối, phân tích và đối chiếu trực tiếp với kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, tiền mặt tại két và điều tra thực tế nhằm xác định lại độ tin cậy của các số dư các tài khoản tại thời điểm cuối kì.

• Phân bổ lại các giá trị chênh lệch lên các tài khoản tương ứng và tính toán lại số dư cuối kỳ.

Kiểm toán viên sẽ thống kê các bút toán cần phải điều chỉnh, tổng hợp “list of adjustment”. Đây là một trong những vấn đề được trao đổi ở cuộc họp giữa NEXIA STT và khách hàng sau khi cuộc kiểm toán hoàn thành giai đoạn kết thúc kiểm toán.

• Kết thúc kiểm toán

Đây là giai đoạn mà kiểm toán viên thực hiện các thủ tục bổ trợ, tổng hợp lại toàn bộ kết quả từ quá trình làm việc từ các thành viên trong team của mình. Các công việc được thực hiện trong giai đoạn này thường bao gồm:

• Tổng hợp kết quả kiểm toán:

Sau khi các trợ lý kiểm toán thực hiện xong các thủ tục kiểm toán cho các phần hành được giao sẽ tập hợp lại giấy tờ làm việc, bằng chứng kiểm toán thu thập được và gửi lại cho trưởng nhóm kiểm toán. Sau khi xem xét lại một loạt, nếu còn thiếu những bằng chứng nào cần thu thập thêm thì sẽ yêu cầu hoàn thiện, bổ sung và đồng thời trưởng nhóm sẽ phân tích, xem xét các mối liên hệ giữa các phần hành để lập Biên bản kiểm toán.

• Lập biên bản kiểm toán:

Biên bản kiểm toán bao gồm các nội dung chủ yếu như : kết luận về mục tiêu kiểm toán : KTV nêu rõ kết luận đã đạt được mục tiêu kiểm toán hay chưa, tổng hợp các bút toán điều chỉnh trước khi trao đổi với khách hàng ghi rõ nguyên nhân và giải thích, nhận xét về hệ thống kiểm soát nội bộ và đưa ra những kiến nghị cho việc cải thiện chất lượng một cách tốt hơn,....

• Trao đổi với khách hàng:

Nếu có bút toán điều chỉnh thì trước khi đưa lên báo cáo kiểm toán, việc trao đổi với khách hàng là hết sức quan trọng. Hai bên phải đạt được sự thỏa thuận, đồng ý lẫn nhau

Một phần của tài liệu 569 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH nexia STT thực hiện (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w