Khi xét thấy các khoản PTKH không còn khả năng thu hồi, nhà quản lý cần xem xét để cho phép hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền cho phép xóa sổ các khoản này. Kế
toán căn cứ vào đó để ghi sổ kế toán.
Để hạn chế gian lận, tăng cường kiểm soát đối với việc xóa sổ khoản phải thu khó đòi. DN cần có quy định chặt chẽ, rõ ràng thủ tục xét duyệt bán chịu, cần thiết lập một bộ phận chuyên xét duyệt những khoản không có khả năng thu hồi hồi của KH. Đồng thời, bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ kiểm tra tình hình tài chính của KH, kiểm tra số dư nợ bằng cách gửi biên bản đối chiếu công nợ cho KH, tìm kiếm khả năng thu hồi nợ từ KH.
1.2. Khái quát về kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong
kiểm toán
báo cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện
1.2.1. Ý nghĩa của kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong
kiểm toán
BCTC
Khoản mục PTKH chiếm vị trí quan trọng trong BCTC, có liên quan tới nhiều chỉ tiêu trọng yếu trong BCTC, đặc biệt là rất dễ chứa đựng sai sót và gian lận. Vì vậy, mà kiểm toán khoản mục PTKH là một trong những công việc quan trọng cần được tiến hành trong mỗi cuộc kiểm toán BCTC. Việc quản lý, ghi nhận các khoản phải thu sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, khả năng sinh lời cũng như tình hình tài chính của mỗi DN. Kiểm toán khoản mục PTKH giúp:
+ Xác minh và bảy tỏ ý kiến về tính trung thực, hợp lý của khoản mục PTKH được trình bày trên BCTC
+ Kiểm tra tính trung thực trong việc ghi nhận tài sản của DN cũng như khả năng hoạt động liên tục trong tương lai của DN qua các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán
+ Phát hiện các sai sót, sai phạm liên quan đến KSNB và giảm rủi ro kiểm soát
+ Thu thập được các bằng chứng ghi tăng hoặc giảm chi phí trong kỳ do phát sinh các khoản phải thu khó đòi hoặc không thể thu hồi.
1.2.2. Mục tiêu, căn cứ kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200, mục tiêu tổng thể của KTV và DN kiểm toán khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC là:
+ Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, từ đó giúp KTV đưa
BCTC được áp dụng, trên các khía cạnh trọng yếu hay không.
+ Lập Báo cáo kiểm toán về BCTC và trao đổi thông tin theo quy định của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, phù hợp với các phát hiện của KTV.
KTV được phân công kiểm toán khoản mục PTKH sẽ tiến hành thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để chứng minh 6 nội dung của cơ sở dẫn liệu (CSDL) liên quan đến khoản mục PTKH:
+ Hiện hữu: Các khoản PTKH đã được ghi chép là có thực tại thời điểm lập BCTC
+ Quyền và nghĩa vụ: Các khoản PTKH vào ngày lập báo cáo là thuộc quyền sở hữu của đơn vị
+ Đầy đủ: Tất cả các khoản PTKH có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị thì được ghi chép vào báo cáo
+ Chính xác: Những khoản PTKH được tính toán tổng hợp số liệu chính xác phù hợp giữa chi tiết của PTKH với sổ cái
+ Đánh giá: Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi được đánh giá, tính toán hợp lý, đồng thời số dư nợ phải thu cuối kỳ có gốc ngoại tệ được đánh giá lại phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán hiện hành
+ Trình bày và thuyết minh: PTKH được trình bày và khai báo đầy đủ và đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực kế toán và chế độ hiện hành.
1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm
toán báo
cáo tài chính do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện
Quy trình kiểm toán BCTC gồm 3 bước lần lượt là: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. PTKH là một trong các phần hành kiểm toán trong kiểm toán BCTC nên cũng tuân thủ quy trình trên.
1.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra các điều kiện pháp lý cũng như các điều kiện cần thiết khác để thực hiện kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán không chỉ xuất phát từ yêu cầu chính của cuộc kiểm toán mà còn là nguyên tắc cơ bản trong công tác kiểm toán đã được quy định thành chuẩn mực và đòi hỏi các KTV phải tuân thủ theo nhằm đảm bảo tiến hành công tác kiểm toán có hiệu quả và chất lượng.