Hạn chế và nguyên nhân 1.Hạn chế

Một phần của tài liệu 529 hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 93 - 95)

C Neu Khách hàng thực hién thanh toán theo tòng hợp dòng cụ thể, thựchièn kiêm tra chửng ttf chứng minh tính hiên hõu cũa nghiêp VU bán hang (hop đòng, hóa don, phiéu giao hàng, ) hình thành nén 50 dư công nọ cữ 3 doi tượng này.

7 NCCNNOO! HUA QIANG COMPANY LIMITED 25.650 590.535

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 1.Hạn chế

2.4.2.1. Hạn chế

a. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Thứ nhất, thu thập thông tin về KH: mặc dù đây là bước được chú trọng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhưng vẫn gặp phải những hạn chế nhất định. Cụ thể thì nếu là KH cũ, việc tìm hiểu KH sẽ dựa trên những thông tin đã thu thập từ hồ sơ kiểm toán năm trước và bằng cách KTV trao đổi, phỏng vấn thêm với BGĐ, kế toán để cập nhật những thay đổi trong năm. Việc làm này sẽ dẫn đến việc bỏ sót những thông tin không tốt về KH mà KH đang cố tìm cách che dấu, gây ảnh hưởng đến đánh giá của KTV.

Thứ hai, tìm hiểu KSNB: Thủ tục này thường được thực hiện đối với KH kiểm toán năm đầu hoặc với KH lớn. Với KH cũ sẽ dựa trên kết quả đánh giá KSNB năm trước, đồng thời vì vào “mùa kiểm toán”, khối lượng công việc nhiều dẫn đến việc chưa chú trọng việc đánh giá KSNB của KH mà thường đi sâu vào thủ tục kiểm tra chi tiết. Bên cạnh đó, phần lớn bước công việc này không được trình bày vào GTLV ngay mà sẽ trình bày sau khi đã hoàn thiện kiểm toán.

Thứ ba, thủ tục phân tích sơ bộ BCTC: Ở iCPA, việc phân tích sơ bộ BCTC trước kiểm toán thường được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán hoặc chủ nhiệm kiểm toán. Song do thời gian bị giới hạn và khối lượng công việc nhiều, nên việc phân tích sơ bộ BCTC được tiến hành khá sơ sài hoặc thậm chí bỏ qua. Đồng thời Công ty XYZ là KH cũ nên KTV chỉ dừng ở thực hiện phân tích ngang BCĐKT.

Thứ tư, xác định mức trọng yếu: Trong kiểm toán khoản mục PTKH do iCPA thực hiện, mức trọng yếu áp dụng đối với khoản mục PTKH cũng là mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC. Dù đã có quy định về việc KTV có thể xác định mức trọng yếu cho các khoản mục trọng yếu trên BCTC, song vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về việc xác định mức trọng yếu cho các khoản mục này và đa phần vẫn sẽ dựa vào xét đoán, kinh nghiệm của KTV. Do vậy, việc áp dụng mức trọng yếu cho từng khoản mục tại iCPA còn gặp nhiều khó khăn, rủi ro trong quá trình thực hiện.

b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Thứ nhất, thử nghiệm kiểm soát: Mặc dù thủ tục này không cung cấp bằng chứng kiểm toán một cách trực tiếp nhưng giúp thu hẹp phạm vi kiểm toán. Đối với kiểm toán khoản mục PTKH tại iCPA, các KTV thường bỏ qua thử nghiệm kiểm soát và tiến hành kiểm tra chi tiết dẫn đến số lượng mẫu chọn tăng lên.

Thứ hai, thủ tục phân tích: Đối với kiểm toán PTKH tại iCPA, do thời gian bị hạn chế dẫn đến KTV chưa áp dụng triệt để thủ tục phân tích. Phần lớn thủ tục phân tích trong giai đoạn này thường bị bỏ qua hoặc việc thực hiện dừng ở mức khá sơ sài. KTV kiểm toán khoản mục PTKH sẽ chỉ tiến hành so sánh ngang số PTKH đầu kỳ và cuối kỳ để thấy được biến động hoặc tính tỷ trọng phục vụ cho thuyết minh mà không tìm hiểu nguyên nhân; không tiến hành phân tích, tính toán số vòng quay PTKH (kỳ thu tiền trung bình) qua các năm; chưa thực hiện so sánh giữa số liệu của đơn vị KH với các đơn vị khác trong ngành; giữa số liệu thực tế của đơn vị KH với kế hoạch,...

Thứ ba, việc chọn mẫu thường dựa trên xét đoán và kinh nghiệm của KTV. iCPA áp dụng phương pháp chọn mẫu theo giá trị tiền tệ (CMA). Đây là phương pháp lựa chọn thiên về các phần tử có giá trị lớn trong cỡ mẫu, việc lựa chọn và đánh giá dẫn đến kết luận chủ yếu theo giá trị. Việc chọn mẫu này sẽ bỏ qua sai phạm có thể xảy ra ở mẫu có giá trị nhỏ. Đồng thời nếu KH quen thuộc hiểu được

cách chọn mẫu kiểm tra của KTV sẽ tìm cách gian lận, che dấu sai sót. KTV thường sẽ thực hiện chọn mẫu bằng đúng số mẫu như tính toán chứ không mở rộng mẫu kiểm tra.

Thứ tư, gửi thư xác nhận: Đối với thủ tục gửi thư xác nhận, trên thực tế KTV sẽ chỉ gửi thư xác nhận 1 lần; nếu không nhận được phản hồi, KTV sẽ tiến hành các thủ tục thay thế. Tuy rằng, thực hiện các thủ tục này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giúp KTV thu thập được bằng chứng kiểm toán song bằng chứng thu được với độ tin cậy thấp hơn và có thể chứa đựng nhiều rủi ro, gian lận. Hơn nữa thời gian của cuộc kiểm toán bị giới hạn, KTV thường sẽ lấy thư xác nhận mà đơn vị KH đã gửi làm bằng chứng do việc gửi thư của KTV không nhận được xác nhận kịp thời.

c. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Các giao dịch, nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc niên độ có thể liên quan đến khoản mục PTKH và các chỉ tiêu khác trên BCTC cũng như dẫn đến ảnh hưởng trọng yếu trên BCTC chưa được KTV của iCPA chú trọng xem xét sau mỗi cuộc kiểm toán. Việc soát xét GTLV chưa được đảm bảo bởi trưởng nhóm kiểm toán sẽ thực hiện soát xét GTLV của các thành viên còn lại trong nhóm nhưng chính trưởng nhóm kiểm toán lại đảm nhận việc soát xét giấy tờ cho mình. D o trưởng nhóm kiểm toán chính là chủ nhiệm kiểm toán. Đồng thời, Báo cáo kiểm toán được lập và trình bày bởi KTV chưa có kinh nghiệm chứ không phải trưởng nhóm kiểm toán.

Một phần của tài liệu 529 hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 93 - 95)

w