Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách

Một phần của tài liệu 529 hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 97 - 102)

C Neu Khách hàng thực hién thanh toán theo tòng hợp dòng cụ thể, thựchièn kiêm tra chửng ttf chứng minh tính hiên hõu cũa nghiêp VU bán hang (hop đòng, hóa don, phiéu giao hàng, ) hình thành nén 50 dư công nọ cữ 3 doi tượng này.

7 NCCNNOO! HUA QIANG COMPANY LIMITED 25.650 590.535

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách

PHẢI THU KHÁCH HÀNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN QUỐC TẾ (iCPA) THỰC HIỆN 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách

hàng

trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) thực hiện

Với phương châm của iCPA iiThanh công của KH là sự phát triển của chúng

tôi”, theo đó mục tiêu cuối cùng của các công việc thực hiện là hướng đến người sử

dụng thông tin. iCPA luôn cam kết sẽ cung cấp dịch vụ tốt nhất, chất lượng nhất cho tất cả các KH bằng phương pháp tiếp cận khoa học, phong thái làm việc chuyên nghiệp và mức phí dịch vụ hợp lý. Trong tương lai, iCPA định hướng phát triển: trở thành một trong các công ty kiểm toán uy tín, đứng đầu Việt Nam; thúc đẩy hợp tác và xây dựng mối quan hệ với các DN kiểm toán hàng đầu trong nước, khu vực và thế giới; tăng cường mở rộng các loại hình dịch vụ cung cấp - đặc biệt là dịch vụ tư vấn và không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ; nâng cao trình độ, chuyên môn cho nhân viên trong đơn vị.

Ngày nay, sự phát triển và cạnh tranh trong ngành kiểm toán ngày càng mạnh mẽ, iCPA không chỉ phải cạnh tranh với các DN kiểm toán trong nước mà còn các DN nước ngoài thì việc hoàn thiện kiểm toán khoản mục PTKH nói riêng và hoàn thiện quy trình kiểm toán BCTC nói chung là xu thế tất yếu. Bởi việc hoàn thiện, đổi mới không chỉ giúp iCPA thích nghi, phát triển, khẳng định được vị thế của mình trong ngành mà còn giúp nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán, gia tăng niềm tin cho KH đồng thời giúp iCPA tiến xa hơn trong việc mở rộng kinh doanh.

Khoản mục PTKH là khoản mục quan trọng đối với BCTC, có liên quan mật thiết đển hoạt động kinh doanh của DN. Vì vậy, khoản mục này dễ xảy ra sai sót, gian lận. Sai phạm của khoản mục này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu trên BCKQKD. D o đó, việc kiểm toán khoản mục này cần phải được thực hiện theo quy trình kiểm toán đầy đủ, chặt chẽ và hiệu quả; phù hợp với từng KH và tuân thủ các chế độ, chuẩn mực kế toán hiện hành.

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thukhách khách

(iCPA) thực hiện

3.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Hoàn thiện việc thu thập thông tin KH

Việc thu thập thông tin KH giúp xác định và hiểu các giao dịch, sự kiện và thông tin của KH có ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC, nhờ đó giúp xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do nhầm lẫn hoặc gian lận. Ở iCPA, thu thập thông tin KH (cả KH mới và KH cũ) đều nên được chú trọng thực hiện và quy định rõ ràng. KTV không nên chủ quan khi chỉ xem xét hồ sơ của năm trước mà cần tự mình cập nhật thông tin KH qua các kênh khách nhau như: website của đơn vị, KTV tiền nhiệm, các bên thứ ba như nhà cung cấp, chủ nợ,..Đối với kiểm toán khoản mục PTKH, ngoài việc thu thập thông tin về ngành nghề kinh doanh, môi trường hoạt động,.. .KTV cần đi sâu tìm hiểu về chính sách kế toán và chu trình bán hàng - thu tiền. Bên cạnh đó, KTV nên tiến hành thu thập thông tin về các DN khác trong cùng ngành sẽ giúp KTV đánh giá khách quan về tình hình tài chính của KH.

Hoàn thiện tìm hiểu KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá KSNB ở cấp độ DN không chỉ giúp KTV xác định rủi ro có sai sót trọng yếu mà còn là cơ sở cho việc lập kế hoạch kiểm toán và xác định lịch trình, nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán được thực hiện.

Ở iCPA, việc tìm hiểu KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát thường dựa trên hồ sơ kiểm toán của năm trước. Điều này mặc dù giúp KTV tiết kiệm thời gian song sẽ không đảm bảo sự khách quan trong đánh giá KSNB. KTV nên chú trọng hơn việc tìm hiểu KSNB bằng cách quan sát, phỏng vấn hoặc kiểm tra tài liệu; sau đó KTV sẽ tiến hành đánh giá các kiểm soát đối với từng quy trình nói chung và từng giao dịch cụ thể nói riêng. Rủi ro kiểm soát được đánh giá trên cơ sở hiểu biết về KSNB sẽ giúp thiết kế những thủ tục kiểm soát thích hợp.

Tại iCPA, bảng câu hỏi được sử dụng để đánh giá KSNB cho tất cả các loại hình DN, ngành nghề kinh doanh, Công ty nên xây dựng thêm những bảng câu hỏi đánh giá về KSNB cho một số loại hình DN cụ thể và bảng hỏi đánh giá KSNB liên quan đến khoản mục PTKH, đến chu trình bán hàng - thu tiền (tham khảo phụ lục 03). Ngoài ra, KTV có thể kết hợp với lưu đồ hoặc bảng tường thuật để hiểu r hơn về KSNB của KH (tham khảo phụ lục 04).

Hoàn thiện phân tích sơ bộ BCTC

Phân tích sơ bộ BCTC trong giai đoạn lập kế hoạch giúp xác định tính chất, mức độ và thời gian của các thủ tục kiểm toán, nhằm giúp KTV xác định các vấn đề quan trọng cần được xem xét đặc biệt khi kiểm toán. Trên thực tế, khi kiểm toán khoản mục PTKH, đặc biệt trong “mùa kiểm toán”, phân tích sơ bộ BCTC ở iCPA chỉ dừng lại ở tính toán số liệu mà không đưa ra phân tích, lý giải về biến động trong năm. Bên cạnh đó, việc tính toán cũng chỉ dừng ở việc so sánh số liệu trên BCĐKT theo chiều ngang mà không kết hợp so sánh và phân tích số liệu trên BCKQKQ, BCLCTT,...

KTV đẩy mạnh thực hiện các thủ tục phân tích nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Cụ thể, KTV có thể mở rộng phạm vi, áp dụng phân tích ngang và phân tích dọc với BCĐKT, BCKQKD , BCLCTT hay so sánh các số liệu của KH với các đơn vị trong ngành hoặc đối thủ cạnh tranh nhằm xem xét tính hợp lý của PTKH. KTV cũng không nên bỏ qua việc phân tích các tỉ số tài chính như: tỉ số khả năng thanh toán, tỉ số khả năng sinh lời, tỉ số đo lường hiệu quả hoạt động,.. .Đồng thời, KTV nên kết hợp các thông tin phi tài chính để phân tích nhằm đưa ra xét đoán toàn diện hơn.

Hoàn thiện việc xác định mức trọng yếu

Bảng tính mức trọng yếu mà iCPA sử dụng được xây dựng chung cho hầu hết DN mà chưa xem xét đến các yếu tố khác như từng loại hình DN, đặc điểm hoạt động kinh doanh của KH, tình hình tài chính, mức độ rủi ro,... D o đó, iCPA cần thiết kế, nghiên cứu các mô hình phân bổ mức trọng yếu đa dạng phù hợp với từng loại hình DN, từng lĩnh vực hoạt động khác nhau nhằm giảm rủi ro cho cuộc kiểm toán. Theo như quy định của Chuẩn mực Kiểm toán số 320, nếu có nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thông tin thuyết minh (sau đây gọi là khoản mục) có sai sót với mức thấp hơn mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC nhưng có thể ảnh hưởng tới quyết định kinh tế tới người sử dụng BCTC thì KTV phải xác định mức trọng yếu áp dụng cho từng khoản mục này. iCPA cần ban hành những hướng dẫn chi tiết trong việc áp dụng mức trọng yếu riêng cho từng khoản mục, trong đó có khoản mục PTKH để KTV dễ dàng áp dụng trong thực tế. Đồng thời cần xem xét lại mức trọng yếu trong giai đoạn thực hiện và kết thúc kiểm toán.

3.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Hoàn thiện thử nghiệm kiểm soát

Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 330: “Thử nghiệm kiểm soát là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu”. Đối với kiểm toán khoản mục PTKH tại Công ty XYZ, KTV ở iCPA đã bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát mà tiến hành luôn vào kiểm tra chi tiết dẫn đến số lượng mẫu kiểm tra chi tiết rất lớn. KTV cần tăng cường thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để đánh giá mặt vận hành KSNB đối với chu trình bán hàng - thu tiền khi kiểm toán khoản mục PTKH. Qua đó, giúp KTV có thể xác định được phạm vi kiểm toán và thiết kế thủ tục hợp lý, có cần thu hẹp hoặc mở rộng thử nghiệm cơ bản hay không.

Hoàn thiện thủ tục phân tích

Ở iCPA, chương trình kiểm toán khoản mục PTKH có thiết kế thủ tục phân tích để giúp KTV khoanh vùng rủi ro; lúc này việc kiểm tra chi tiết các mẫu được chọn sẽ có khả năng phát hiện ra các gian lận, sai sót cao hơn so với khi không thực hiện thủ tục phân tích. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian nên thủ tục này bị bỏ qua hoặc ít được các KTV thực hiện hoặc thực hiện sơ sài. KTV chỉ dừng lại ở tính toán biến động của 2 năm liền kề mà không đi vào phân tích, làm rõ nguyên nhân. Vì vậy, làm tăng số lượng kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư tài khoản, gây tốn kém thời gian và chi phí cuộc kiểm toán. Để hoàn thiện kiểm toán khoản mục PTKH, các KTV của iCPA có thể thực hiện:

+ Mở rộng không gian phân tích, thay vì phân tích 2 năm thì sẽ tiến hành so sánh số liệu với những năm trước đó

+ Tăng cường việc tính toán biến động hệ số thanh toán, vòng quay PTKH

+ So sánh số dư PTKH của DN KH với số liệu chung của ngành để phát hiện những biến động bất thường

+ So sánh số liệu kế hoạch và thực tế của KH để có thể đánh giá sai lệch, tính hợp lý và mức độ hoàn thành so với kế hoạch, từ đó có thể tư vấn thêm cho KH

+ Phân tích tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi của KH qua các năm, tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi trên doanh thu,...

Kết hợp phân tích số liệu tài chính với các thông tin phi tài chính mà đơn vị cung cấp để có thể lý giải những biến động cũng như số liệu phát sinh trong năm của khoản phải thu.

Hoàn thiện thủ tục gửi thư xác nhận

Như đã đề cập, thì việc gửi thư xác nhận ở iCPA thường chỉ được thực hiện một lần đặc biệt khi vào thời điểm kiểm toán, do vậy mà KTV không kịp thu thập thư xác nhận làm bằng chứng kiểm toán nên sẽ sử dụng thư xác nhận do KH đã soạn hoặc biên bản xác nhận, đối chiếu công nợ để làm bằng chứng kiểm toán thay thế. Điều này không đảm bảo về yêu cầu, chất lượng cuộc kiểm toán, đồng thời các bằng chứng kiểm toán thu thập được không còn khách quan và đáng tin cậy nữa.

Việc gửi thư xác nhận nên được thực hiện trước khi cuộc kiểm toán bắt đầu để KTV có thể thu thập sớm nhất thư xác nhận của các bên vào thời điểm kiểm toán, giúp KTV kịp thời đưa ra thủ tục thay thế mà không bị ảnh hưởng do giới hạn thời gian, nếu như việc gửi thư xác nhận lần 2 không nhận được thư trả lời. Đồng thời, KTV cần lập bảng theo dõi về tiến độ và thời gian gửi thư xác nhận, qua đó KTV tiện theo dõi để chủ động liên hệ (gửi mail, điện thoại) cho bên thứ ba nhằm đẩy nhanh tốc độ phản hồi thư của họ.

Hoàn thiện phương pháp chọn mẫu

iCPA áp dụng phương pháp chọn mẫu theo giá trị tiền tệ và dựa trên xét đoán của KTV; mẫu được chọn thường là các khoản PTKH có giá trị lớn bỏ qua sai phạm xảy ra ở những khoản PTKH có giá trị nhỏ.

KTV của iCPA cần đa dạng các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán khoản mục PTKH thay vì chỉ chọn mẫu theo phương pháp giá trị tiền tệ thì sẽ kết hợp chọn mẫu theo phương pháp như lấy mẫu ngẫu nhiên, lấy mẫu hệ thống, lấy mẫu theo khối,.. .đồng thời mở rộng mẫu chọn. Điều này sẽ giúp KTV chọn được các mẫu đặc trưng đại diện cho tổng thể; các bằng chứng KTV có thể thu thập cũng đảm bảo và đáng tin cậy hơn.

3.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

KTV cần tiến hành xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và thu thập những bằng chứng như giấy báo công nợ hay sao kê ngân hàng đầu năm vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khoản mục PTKH và các chỉ tiêu khác

trên BCTC.

Đồng thời phân bổ trách nhiệm soát xét GTLV cần đáp ứng tính kịp thời và độc lập ở các cá nhận; Báo cáo kiểm toán cần được thực hiện theo quy định để đảm bảo được chất lượng kiểm toán và giảm thiểu được các rủi ro, sai phạm không đáng có.

Một phần của tài liệu 529 hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 97 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w