Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Một phần của tài liệu 529 hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 59 - 64)

III Kiểm trachi tiết

f. Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán

Xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC là bước quan trọng trong giai đoạn lập kế hoạch. Mức trọng yếu được dùng để xác định các thủ tục kiểm toán cần thực hiện và ảnh hưởng của các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán. Xác định mức trọng yếu có ý nghĩa then chốt cho toàn bộ cuộc kiểm toán. Vì nếu xác lập mức trọng yếu không phù hợp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc phát hiện rủi ro kiểm toán cũng như chi phí để thực hiện cuộc kiểm toán.

Do vậy, Công ty đã xây dựng chính sách xác lập mức trọng yếu, gồm các tiêu chí được quy định làm số gốc để tính mức trọng yếu cùng với khung tỷ lệ % tương ứng xác định mức trọng yếu từ các tiêu chí gốc này. Dựa trên chính sách đã được quy định của công ty kết hợp với kinh nghiệm của KTV mà KTV sẽ lựa chọn tiêu chí và xác định tỷ lệ thích hợp để ước tính mức trọng yếu.

Doanh thu 0.5% - 3%

Lợi nhuận trước thuế 5% - 10%

Tổng tài sản 1% - 2%

Trong đó:

+ D oanh thu: được áp dụng khi đơn vị chưa có lãi ổn định nhưng đã có doanh thu ổn định và doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động.

+ Lợi nhuận trước thuế: chỉ tiêu này được đông đảo người sử dụng BCTC quan tâm, nhất là cổ đông các công ty cũng là chỉ tiêu được nhiều KTV lựa chọn.

+ Tổng tài sản: được áp dụng đối với các đơn vị có khả năng bị phá sản, có lỗ lũy kế lớn hơn so với vốn góp. Người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán thì việc sử dụng tổng tài sản là hợp lý.

+ Vốn chủ sở hữu: áp dụng khi đơn vị mới được thành lập, doanh thu, lợi nhuận chưa có hoặc có nhưng chưa ổn định.

Mặc dù đã có quy định nhưng việc xác định mức trọng yếu ở iCPA mang tính chủ quan rất lớn của KTV và có thể thay đổi trong giai đoạn thực hiện kiểm toán do trong quá trình kiểm toán có thể có các sự kiện, tình huống phát sinh làm thay đổi hiểu biết của KTV về đơn vị được kiểm toán. KTV cần xác định lại mức trọng yếu trong giai đoạn kết thúc kiểm toán toán để xem xét liệu thủ tục kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ hay chưa. Trình bày xác định mức độ trọng yếu (Xem phụ lục 01).

Qua đó, KTV có thể thực hiện đánh giá mức độ rủi ro kiểm toán và mức độ đảm bảo khi lập kế hoạch kiểm toán khoản mục PTKH.

g. Thiết kế chương trình kiểm toán

iCPA xây dựng chương trình kiểm toán khoản mục PTKH và sử dụng chung cho mọi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên tùy thuộc vào đặc điểm của các DN, đánh giá về mức độ rủi ro, trọng yếu khác nhau, KTV có thể áp dụng chương trình này một cách linh hoạt. KTV cân nhắc loại bỏ các thủ tục kiểm toán không cần thiết đồng thời bổ sung các thủ tục kiểm toán khác theo yêu cầu thực tế của đơn vị KH song vẫn phải đảm bảo thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán (chi tiết xem tại phụ lục 02).

2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Dựa trên chương trình kiểm toán đã được xây dựng cho khoản mục PTKH, KTV tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm kiểm tra, thu thập các bằng chứng để phát hiện và ngăn chặn những sai sót, gian lận. Từ đó, KTV tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, đồng thời đánh giá và kết luận về khả năng đạt được mục tiêu kiểm toán đã đề ra với khoản mục PTKH.

2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Sau khi kết thúc quá trình kiểm toán tại KH, trưởng nhóm kiểm toán tổng hợp những sai sót phát hiện liên quan đến khoản mục PTKH và đánh giá ảnh hưởng, dựa vào đó để viết “Tổng hợp kết quả kiểm toán”, “Tổng hợp kết quả kiểm toán” sẽ được gửi cho KH và đây cũng là cơ sở để KTV đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Sau khi Báo cáo kiểm toán đã được lập dưới sự rà soát của KTV, trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán, Bản dự thảo Báo cáo kiểm toán sẽ được gửi cho KH. KH sẽ xem xét, chỉnh sửa và bổ sung các tài liệu liên quan theo ý kiến của mình và gửi lại cho KTV. Sau đó, hai bên tiếp tục thảo luận và thống nhất phát hành

chính thức Báo cáo kiểm toán. Đồng thời, KTV sẽ gửi Thư quản lý đến KH về những yếu kém còn tồn tại mà KH cần phải tìm ra biện pháp sửa đổi và khắc phục.

2.3. Áp dụng kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm

toán báo

cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) thực hiện tại khách

hàng XYZ.

Để minh họa thực tế cho quy trình kiểm toán khoản mục PTKH do iCPA thực hiện, em xin đưa ra một ví dụ về quy trình kiểm toán khoản mục PTKH tại Công ty XYZ.

2.3.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

a. Xem xét, chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng

Công ty XYZ là KH quen thuộc của iCPA, iCPA đã kiểm toán KH này trong những năm trước. Sau khi KH XYZ gửi thư mời kiểm toán, BGĐ không tìm hiểu KH từ đầu, thay vào đó sẽ xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước và cập nhật những thông tin thay đổi trong năm nay của KH. Nhận thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty XYZ vẫn diễn ra bình thường, không có sự kiện phát sinh gây ảnh hưởng, trên báo cáo kiểm toán phát hành năm trước là ý kiến chấp nhận toàn phần,.. .iCPA đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức thấp nên đồng ý chấp nhận và duy trì kiểm toán KH XYZ.

b. Ký kết hợp đồng và lựa chọn đội ngũ nhân sự

Công ty TNHH Kiểm toán Quốc tế (iCPA) và Công ty TNHH XYZ đi đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Trong hợp đồng kiểm toán quy định những nội dung: thông tin về 2 bên, mục tiêu kiểm toán, phạm vi kiểm toán, phí kiểm toán, cam kết và thực hiện, quyền hạn và trách nhiệm của 2 bên, thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán, thời hạn của hợp đồng,.Hợp đồng kiểm toán sẽ là cơ sở để iCPA và KH XYZ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Từ thông tin KH và thời gian kiểm toán tại Công ty XYZ là 3 ngày, iCPA đã lựa chọn đoàn kiểm toán gồm những thành viên có kinh nghiệm. Trong đó có 1 KTV đã từng kiểm toán năm ngoái. Nhóm kiểm toán KH XYZ gồm 1 thành viên BGĐ, 1

Tên công ty Công ty TNHH XYZ

Địa chỉ Tầng T số 5, phố Đào Duy Anh, phường Phương Liên, quậnĐống Đa, thành phố Hà Nội. Vốn điều lệ 35.000.000.000 đồng (ba mươi lăm tỷ đồng)

Hình thức sở

hữu Công ty TNHH

Ngày đăng kí kinh doanh

Công ty được thành lập tại Việt Nam và hoạt động theo Giấy chứng nhận kinh doanh số 010400xxxx do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 28 tháng 09 năm 2009. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thay đổi lần 9 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 05 tháng 05 năm 2017.

Lĩnh vực kinh doanh

Kho bãi và lưu giữ hàng hóa, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, khai thác kim loại và quặng kim loại, bán buôn thực phẩm, nhiên liệu và kim loại, bán buôn nông lâm sản nguyên liệu, lắp đặt hệ thống điện,...

Dựa trên đặc điểm và tính chất phức tạp của từng khoản mục trên BCTC cũng như năng lực, trình độ và kinh nghiệm của từng thành viên trong nhóm, lúc này trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân công công việc cho các thành viên.

Một phần của tài liệu 529 hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải thu khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán quốc tế (iCPA) thực hiện (Trang 59 - 64)

w