Cơ sở pháp lý chống chuyển giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 722 kiểm soát chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 62)

Hệ thống pháp lý của Việt Nam những năm gần đây đang tập trung hết sức để đảm bảo công tác quản lý thuế theo kịp và phù hợp với các quy định quốc tế. Dựa theo

Nguyên tắc chiều dài cánh tay đã được ban hành của OECD, cơ quan thuế quan Việt

Nam đã đưa ra những tuyên bố thể hiện sự ủng hộ việc xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết theo 5 phương pháp của OECD là mang tính thực tiễn cao trong vấn đề đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI. Theo đó, Việt Nam đã ban hành những văn bản luật nền tảng.

Năm 2017, Chính Phủ đã ban hành Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 41/2017/TT-BTC, cả hai văn bản đều được công nhận đạt hiệu quả cao phù hợp với thực tiễn hơn so với Thông tư 66/T-BTC được ban hành bởi Bộ Tài Chính trước đó. Cả hai văn bản từ khi còn là dự thảo đều thể hiện rõ quan điểm được xây dựng sát với những khuyến nghị của OECD sẽ trở thành công cụ đắc lực trong việc kiểm soát và ngăn chặn thất thoát thuế của cơ quan thuế quan Việt Nam, đồng thời giúp các doanh nghiệp có vốn FDI trên lãnh thổ Việt Nam dễ dàng hơn trong vấn đề lựa chọn áp dụng phương pháp tính giá phù hợp cho giao dịch với bên liên kết.

2 Thông tư 89/1999/TT-BTC 2 tiêu chí

3 phương pháp xác định giá thị trường

3 Thông tư 13/2000/TT-BTC 2 tiêu chí

3 phương pháp xác định giá thị trường

4

Thông tư 128/2003/TT-

BTC Không quy định Không quy định

5 Thông tư 117/2005/TT- BTC 3 tiêu chí lớn và 14 tiêu chí nhỏ 5 phương pháp xác định giá thị trường 6 Thông tư 66/2010/TT-BTC 3 tiêu chí lớn và 15 tiêu chí nhỏ 5 phương pháp xác định giá thị trường 7 Nghị định 20/2017/NĐ-CP và Thông tư 41/2017/TT-BTC 2 tiêu chí lớn và 10 tiêu chí nhỏ 3 phương pháp, trong đó một phương pháp được hướng dẫn thành 3 phương pháp nhỏ

Ngoài ra, năm 2013 Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư 201/2013/TT - BTC hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng thỏa thuận giá trước trong quản lý thuế. Thông tư này theo như dẫn lời của Bộ Tài Chính, là một văn bản hướng dẫn tương đối cụ thể, đầy đủ và chi tiết phù hợp với xu hướng của nhiều cộng đồng quốc tế hiện nay giúp đỡ các doanh nghiệp có vốn liên kết thực hiện đàm phán về giá chuyển nhượng đối với cơ quan thuế để dễ dàng hơn trong việc chi khai các khoản thuế phù hợp với cơ sở luật pháp của nước sở tại. Điều này còn giảm thiểu thời gian phải tiến hành thanh tra thuế của các cơ quan kiểm toán nhà nước, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xác định giá chuyển nhượng cho bên liên kết sao cho hợp lý và đạt được sự đồng thuận trách các tranh chấp đến từ các cơ quan thuế quan Việt Nam. Mặt khác, các APA song phương và đa phương còn cho phép cơ quan thuế các nước xây dựng mối liên hệ gắn bó hơn, cùng chia sẻ thông tin nhằm kiểm soát có hiệu quả hơn hoạt động chuyển giá của các MNCs.

Mỗi năm cơ quan thuế địa phương chọn ra các công ty trong một vài ngành cụ thể để kiểm toán thuế. Các ngành được nhắm mục tiêu kiểm toán chuyển giá khác nhau. Từ năm này sang năm khác, các công ty bị lỗ thường xuyên, làm giảm đáng kể thu nhập chịu thuế hàng năm, hoặc làm giảm thu nhập giao dịch của các bên liên quan đáng kể (đặc biệt là phí quản lý, tiền bản quyền và chi phí lãi cho các khoản vay) có thể được chọn để kiểm toán trước những công ty khác. Trong các cuộc kiểm toán gần đây, phạm vi đã được mở rộng ra ngoài việc xem xét các giao dịch sản phẩm hữu hình (tức là hoạt động sản xuất và phân phối) để bao gồm thêm cả các giao dịch liên quan đến tài sản vô hình, như phí quản lý và tài trợ. Theo báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra trong năm 2018, cơ quan thuế các cấp đã thực hiện 90.394 cuộc thanh tra, trong đó kiểm tra 593 doanh nghiệp có hoạt động liên kết với tổng số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra 7.291,72 tỷ đồng; truy thu, truy hoàn và phạt 1.637,88 tỷ đồng; giảm lỗ 4.808 tỷ đồng.

Từ Nghị quyết mới nhất của Chính phủ gần đây rằng một Dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã gần như hoàn thiện về chuyển giá và trốn thuế sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào kỳ họp tháng 5/2019. Dự thảo được đưa ra trong bối cảnh rộng hơn với mục đích cải thiện môi trường kinh doanh của người Việt Nam, nhằm giới thiệu một số thay đổi quan trọng trong chính sách thuế liên quan đến chuyển giá và ngăn chặn xói mòn cơ sở thuế. Dựa trên các cuộc thảo luận của các cơ quan tài chính, một

Nă m chuyển giá 201 0 2.385 DN 677 201 1 4.163 DN 1.703 201 2 2.161 DN 746 201 3 2.101 DN 988

(Giảm khấu trừ 139,5 tỷ đồng, giảm lỗ 4.192,86 tỷ đồng) 51

số hành động của BEPS có thể được tính đến trong các thay đổi về quy định thuế sắp tới, đặc biệt là liên quan đến việc xây dựng các quy định thuế đối với nền kinh tế kỹ thuật số, lạm dụng hiệp ước thuế, hạn chế xói mòn cơ sở thuế thông qua khấu trừ lãi, thành lập vĩnh viễn, tài liệu chuyển giá và báo cáo.

Một phần của tài liệu 722 kiểm soát chuyển giá kinh nghiệm quốc tế và bài học cho việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w