3.1.1. Thiết lập tiêu chí đánh giá hiệu quả của phương pháp kiểm soát chuyển giá Từ những bài học kinh nghiệm trên thế giới trong quá trình kiểm soát chuyển giá diễn ra trong nhiều thập kỉ qua, có thể thấy việc hình thành nên một phương pháp kiểm soát chuyển giá đơn giản, hiệu quả và phù hợp với thực tiễn kinh tế là điều vô cùng cấp bách trong bối cảnh kinh tế hiện tại, đặc biệt là với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nơi hiện tượng chuyển giá đang là một vấn đề nhức nhối với chính phủ và các doanh nghiệp nội địa.
Các quốc gia ngày càng nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập nên những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của nguyên tắc nền tảng được sử dụng để thiết lập nên các quy định về chuyển giá. Từ thực tế này, người viết xin đưa ra năm tiêu chí, cũng là năm khía cạnh mà một phương pháp kiểm soát chuyển giá cần đạt được, rút ra từ những phân tích trong các chương trước đây về lý thuyết và thực trạng của hoạt động quản lý chuyển giá trên thế giới.
3.1.1.1. Giảm thiểu chi phí và thủ tục hành chính
Đầu tiên, phương pháp kiểm soát chuyển giá cần giảm thiểu những gánh nặng hành chính cho người nộp thuế và các chi phí thực thi cho cơ quan thuế xuống mức thấp nhất. Những chi phí cho việc tuân thủ luật thuế và các rủi ro đánh thuế hai lần luôn là những mối bận tâm lớn của các bên tham gia vào quá trình đóng thuế. Để giảm thiểu các chi phí hành chính, cần có một bộ khung pháp lý đơn giản và minh bạch hết sức có thể. Những quy tắc phức tạp vừa khiến cho việc xử lý các tranh chấp chuyển giá không đạt được hiệu quả, vừa tạo ra những gánh nặng và phí tổn cho cả người nộp thuế lẫn người thu thuế, cùng những tranh cãi pháp lý không đáng có. Thêm vào đó, khi một phương pháp gây ra những gánh nặng hành chính không hợp lý sẽ làm chệch hướng những quyết định kinh doanh đem lại giá trị kinh tế vì các doanh nghiệp sẽ xoay chuyển nguồn lực sang các biện pháp tuân thủ thuế. Những quy tắc phức tạp và chồng chéo cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng kẽ hở luật pháp để trốn thuế, làm thất thu ngân sách chính phủ. Từ những điểm trên, có thể thấy rằng một
Tiêu chí Đánh giá nguyên tắc giá thị trường dựa trên tiêu chí
phương pháp chuyển giá hiệu quả là phương pháp tối ưu được chi phí và các thủ tục pháp lý cho các bên tham gia vào quá trình nộp thuế.
3.1.1.2. Phản ánh đúng thực tiễn kinh tế
Thứ hai, phương pháp đó phải phản ánh chân thực thực tiễn của nền kinh tế. Chúng ta đang sống trong một thế giới phát triển và hội nhập nơi mà các tập đoàn đa quốc gia ngày càng trở nên phức tạp và có những mối liên kết bên trong vô cùng mật thiết. Cùng lúc đó thế giới đang chuyển mình từ thời đại công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Thực tế rằng giá trị của tài sản vô hình ngày càng lớn là bằng chứng chúng ta đang bước vào thời đại của kinh tế tri thức với các tài sản vô hình dần trở thành một trụ cột có tầm quan trọng ngang bằng hoặc thậm chí lớn hơn cả những tài sản hữu hình. Bởi sự thay đổi nhanh chóng và đầy biến động như vậy, nếu như những biện pháp chuyển giá được đưa ra không đáp ứng kịp tốc độ phát triển của nền kinh tế, chúng sẽ trở nên lạc hậu và phản ánh sai lệch môi trường kinh doanh, dẫn đến những tổn thất cho cả người thu thuế và người nộp thuế. Do đó, việc có những biện pháp kiểm soát chuyển giá luôn được cập nhật và điều chỉnh để phản ánh chính xác thực tiễn kinh tế là điều vô cùng cần thiết.
3.1.1.3. Đủ khả năng ứng phó với các biện pháp tránh thuế
Thứ ba, phương pháp kiểm soát cần đủ bền vững để ứng phó được với các biện pháp tránh thuế. Trong quá khứ, các hành vi lợi dụng thuế, gây xói mòn cơ sở thuế bằng hình thức chuyển giao lợi nhuận hầu như không phổ biến và không có tính chất nghiêm trọng. Nhưng những thành tựu trong nửa cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 về kinh tế và công nghệ đã đưa chuyển giá trở thành một trong những hình thức thao túng thuế dễ nhất và do đó, trở nên phổ biến nhất. Đặc biệt trong thời đại kinh tế tri thức, việc thao túng chuyển giá trở nên ngày càng dễ dàng với những MNE sở hữu trong tay các tài sản vô hình. Một phương pháp chuyển giá bền vững cho hiện tại và tương lai cần đủ linh hoạt để có thể giải quyết được sự phức tạp của các tài sản vô hình những cũng cần đủ chặt chẽ để các doanh nghiệp không thể tìm được các kẽ hở.
3.1.1.4. Đảm bảo công bằng giữa các quốc gia
Thứ tư, phương pháp kiểm soát chuyển giá cần đảm bảo quyền phân bổ thuế công bằng giữa các quốc gia. Cơ quan thuế tại các quốc gia đang dần hoàn thiện luật thuế để đảm bảo nguồn thu thuế trong khu vực tài phán của họ không bị tổn thất. Tuy nhiên, các quốc gia gặp giới hạn trong lãnh thổ mà họ có thể kiểm soát các hoạt động tài chính. Chính vì lí do này mà những mâu thuẫn trong việc kiểm soát chuyển giá giữa các quốc gia không thể giải quyết bằng biện pháp đơn phương. Do chuyển giá là một vấn đề mang tầm quốc tế, một biện pháp kiểm soát chuyển giá có thể được ứng dụng rộng rãi phải đảm bảo sự công bằng trong việc phân phối quyền đánh thuế giữa các quốc gia. Điều này yêu cầu một nguyên tắc cốt lõi có thể thúc đẩy các quốc gia hợp tác với nhau trong việc trao đổi thông tin và thiết lập những hành lang pháp lý chung. Việc đảm bảo công bằng trong quyền tài khoán giúp các quốc gia không phải xây dựng những luật lệ có thể gây tổn hại đến quyền đánh thuế của các nước khác, nâng cao sự hợp tác và tính ổn định của môi trường kinh doanh quốc tế.
3.1.1.5. Phù hợp với điều kiện hiện có
Cuối cùng, một phương pháp kiểm soát chuyển giá có thể được thực hiện rộng rãi trên phạm vi toàn cầu cần đảm bảo yếu tố thực tiễn và dễ dàng ứng dụng với các cả các nước đã phát triển lẫn các nước đang phát triển. Phương pháp này phải thích ứng được với luật phát và những nguồn lực hiện có của các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Việc có một bộ khung pháp lý đơn giản và minh bạch giúp chính phủ có thể tối giản nguồn lực cho việc kiểm soát thuế và tránh các xung đột pháp lý với doanh nghiệp dẫn đến kiện tụng kéo dài gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Hơn thế nữa việc có một sự đồng thuận pháp lý giữa các quốc gia sẽ giúp tiến trình kiểm soát chuyển giá trên toàn cầu trở nên hiệu quả hơn, tránh được vấn đề đánh thuế chồng chéo, đánh thuế hai lần, thường xảy ra khi luật của các quốc gia thiếu tính tương thích với nhau.
3.1.2. Những hạn chế của nguyên tắc giá thị trường
Mặc dù nguyên tắc giá thị trường đã và đang là cơ sở của các biện pháp chống chuyển giá phổ biến trên thế giới, nhưng khi đánh giá nguyên tắc này qua các tiêu chí của một phương pháp chống chuyển giá hiệu quả, ta thấy nó tồn tại rất nhiều thiếu sót, được bộc lộ qua thực tiễn chuyển giá tại các quốc gia:
thiểu chi nguyên tắc giá thị trường luôn là một vấn đề nhức nhối, trong đó việc tìm phí và thủ kiếm những giao dịch đối sánh giữa các công ty không liên kết, quy trình
chính thuế đều gặp nhiều thách thức. Những gánh nặng này tới từ việc nguyên tắc độ dài cánh tay phải được áp dụng dựa trên cơ sở tình huống thực tế, do đó khi một vụ kiện chuyển giá diễn ra thường tiêu tốn rất nhiều thời gian và chi phí của các bên liên quan.
Phản ánh Một trong những nguyên nhân hình thành nên các MNE là lợi
đúng thực tiễn kinh
tế
nhuận thu được từ việc kết hợp các thực thể thường lớn hơn việc giao dịch đơn lẻ. Nguyên tắc giá thị trường đã không tính đến ảnh hưởng của việc liên kết thành nhóm, trong đó mục tiêu không phải là lợi ích của từng thành viên độc lập mà là của toàn thể MNE. Do đó nhiều học giả đã đề nghị nên xem xét MNE với tư cách là một thực thể chứ không phải là các thực thể riêng rẽ. Nguyên tắc độ dài cánh tay không thể xác định được chi phí giao dịch giữa các bên không liên quan vì mục tiêu tạo nên MNE đó là loại bỏ những chi phí phát sinh từ các giao dịch độc lập này.
Đủ khả Nguyên tắc giá thị trường dựa vào giao dịch đối sánh của các bên
năng ứng phó với các biện
độc lập để phân định tính hợp lệ của một giao dịch. Tuy nhiên, do các tài sản trí tuệ gần như đều là độc nhất, những tài sản đối sánh của chúng rất khó để tìm thấy trong thực tế. Hơn nữa, quyền sở hữu của tài sản này có pháp
tránh thuế thể được phân chia nội bộ trong MNE, cho nên việc tách biệt ảnh hưởngcủa tài sản đó tới lợi nhuận của MNE càng trở nên khó hơn. Đảm bảo
công bằng giữa các quốc gia
Nguyên tắc độ dài cánh tay đem lại thách thức trong quá trình thực thi cho hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển. Mặc dù được thiết kế để chống lại hành vi tránh thuế, nhưng do dựa trên cách tiếp cận thực thể riêng biệt, nguyên tắc này tạo động lực cho các MNE để chuyển lợi nhuận từ khu vực thuế cao sang các thực thể ở khu vực có thuế suất thấp. Các MNE thậm chí còn ủng hộ việc duy trì nguyên tắc giá thị trường vì sự mơ hồ của nó mở ra cho họ những cơ hội thao túng giá chuyển giao.
Phù hợp
với điều dịch đối sánh và thông tin chi tiết các giao dịch diễn ra bên trong MNE,Nguyên tắc giá thị trường, với những yêu cầu nghiêm ngặt về giao kiện hiện khiến cho cả chính phủ và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi muốn đi
khi một giao dịch đối sánh được tìm ra, cơ quan thuế cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc thuyết phục MNE đồng tình với mức giá đưa ra. Chính quyền thuế tại các nước đang phát triển còn gặp nhiều khó khăn hơn do hạn chế về thông tin, thiếu thốn nhân lực và những mối quan hệ nước ngoài.
Dựa trên những tiêu chí đánh giá phương pháp quản lý chuyển giá hiệu quả, có thể thấy với tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và những nhu cầu mới xuất hiện của thế kỉ 21, các quốc gia ngày càng nhận thức việc tìm ra những biện pháp thích ứng mới với tình hình chuyển giá phức tạp trong các doanh nghiệp FDI. Một trong những hướng đi mang lại rất nhiều hứa hẹn đó là sử dụng nguyên tắc đơn vị làm công cụ mới để đánh thuế các tập đoàn đa quốc gia.
3.1.3. Sử dụng nguyên tắc đơn vị trong kiểm soát chuyển giá
Khi nền kinh tế dần tiến vào thời kì số hóa, với đặc trưng là sự lan tỏa của các tài sản vô hình, thì việc kiểm soát hiện tượng chuyển giá loại tài sản này càng trở nên cấp thiết. Do tính chất đặc thù và không được giao dịch thường xuyên của nó, tài sản vô hình thường không thể tìm được giá trị so sánh trên thị trường. Trong bối cảnh này, một số nhà kinh tế cho rằng nên thay thế nguyên tắc giá thị trường bằng những phương pháp phù hợp với thực tiễn hơn. Một trong những phương pháp nhận được nhiều ủng hộ và cũng gây nhiều tranh cãi nhất chính là nguyên tắc đánh thuế đơn vị.
Các nhà phê bình nguyên tắc chiều dài cánh tay cho rằng việc đánh thuế theo đơn vị sẽ là một biện pháp chống lại các chính sách chuyển giá hiệu quả hơn. Công thức phân bổ được nhiều tiểu bang Hoa Kỳ sử dụng để tính toán các khoản nợ thuế và đã được Ủy ban Châu Âu đề xuất là một giải pháp thay thế cho nguyên tắc giá thị trường trong dự án CCCTB. Cách tiếp cận này giải quyết được những bất cập trong việc xác định nguồn thu nhập và phân bổ thu nhập đó tới các nước nơi mà hoạt động kinh doanh thực tế diễn ra. CCCTB tin rằng giải pháp này sẽ đem lại những triển vọng hứa hẹn trong bối cảnh chuyển giá hiện nay.
60
Khi tham chiếu nguyên tắc đơn vị dựa trên những tiêu chí đánh giá một phương pháp chuyển giá hiệu quả, có thể thấy nguyên tắc này, tuy vẫn còn những hạn chế, có thể đem lại nhiều ưu điểm so với hệ thống cũ:
hành chính các dàn xếp tài chính sẽ được thay thế bằng một công thức định sẵn. Việc thuê các đơn vị kế toán bên ngoài chỉ để phục vụ việc dịch chuyển lợi nhuận sẽ trở nên không cần thiết, khi đó doanh nghiệp có thể tập trung vào các hoạt động thật sự tạo ra giá trị.
Phản ánh đúng thực tiễn kinh tế
Nguyên tắc đơn vị coi tập đoàn là một chỉnh thể và không đi sâu vào phân tích xem bộ phận nào của tập đoàn tạo ra lợi nhuận. Thay vào đó, nó phân bổ tổng lợi nhuận theo các yếu tố phản ánh hoạt động thực tế của doanh nghiệp ở mỗi quốc gia, như tài sản, lao động và doanh thu. Cách tiếp cận này phù hợp với thực tiễn kinh tế hơn là cố gắng bóc tách một tập đoàn ra thành các phần và tìm cách gán lợi nhuận cho các phần.
Đủ khả năng ứng phó với các biện pháp tránh thuế
Những lo ngại gần đây về một hình thức doanh nghiệp mới kinh doanh các ‘sản phẩm phi vật chất’ - điển hình là Google và Facebook - đã khiến nhiều người lo ngại vì sự khó định nghĩa trong hàng hóa của họ. Dưới hệ thống cũ các công ty này có thể dễ dàng luân chuyển lợi nhuận bằng cách chuyển giao quyền sở hữu tài sản trí tuệ và các hoạt động tiếp thị, bán hàng tới các chi nhánh tại những nơi có mức thuế quan thấp.
Nguyên tắc đơn vị có khả năng ngăn chặn những sự dàn xếp này. Công thức phân bổ có thể phản ánh hợp lý doanh thu (ví dụ như lượt click quảng cáo Facebook), lao động trong quá trình sản xuất (ví dụ như phần mềm) hoặc tài sản vật lý (ví dụ như nhà kho của Amazon).
quốc gia đổi thông tin với các quốc gia khác. Việc ứng dụng nguyên tắc đơn vị để thay thế cho hệ thống hiện tại sẽ giúp cân bằng lại việc phân bổ thuế giữa các quốc gia, bằng cách thúc đẩy cạnh tranh thuế một cách công bằng và khách quan.
Đánh thuế đơn vị làm giảm những động cơ đưa ra các ưu
đãi thuế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà kinh tế đánh giá rằng hệ thống thuế công bằng và tối ưu nhất là hệ thống có những điều kiện ưu đãi và miễn trừ thuế ít nhất.
Phù hợp với điều kiện hiện có
Nguyên tắc đơn vị được thực thi bằng hai phương tiện: Báo cáo tổng hợp và Công thức phân bổ. Cả hai phương tiện này đều có thể, và thực tế đã được sử dụng, song song với hệ thống hiện tại. Hướng dẫn và Chuyển giá của Liên Hợp Quốc khuyến nghị các cơ quan thuế nên yêu cầu doanh nghiệp nộp ‘báo cáo lãi lỗ toàn cầu và tỉ lệ doanh thu của người nộp thuế so với doanh số toàn cầu của tập đoàn trong năm năm’. Công thức phân bổ cũng có thể được thực hiện, sử dụng một biện pháp rất phổ biến là Thỏa thuận Giá Trước.
Bước tiến của Ủy ban Châu Âu với dự án CCCTB cho thấy các quốc gia có thể đơn phương chuyển đổi sang nguyên tắc đơn vị, mặc dù nhiều điều kiện trong đó có thể phải được chỉnh sửa để thích ứng với hoàn cảnh của quốc gia.