Phương pháp đánh thuế đơn vị và các biện pháp thay thế nguyên tắc chiều dài cánh tay không phải là những ý tưởng mới, thực tế trong giai đoạn luật thuế quốc tế đang hình thành những phương pháp này đã từng được coi là có hiệu quả hơn về mặt lý thuyết. Các phương pháp này cũng đã được đưa vào ứng dụng và có những nền tảng kinh nghiệm vững chắc từ Hoa Kỳ và các nước châu Âu. Do đó, có thể thấy rằng thế giới đã có những cơ sở nhất định để hình thành một hệ thống thuế mới.
Tuy nhiên dù đã có những nền tảng cơ sở, việc tái thiết lại hệ thống thuế quốc gia trên nền tảng mới này chắc chắn không thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Từ những bài học mà Hoa Kỳ và châu Âu gặp phải khi tìm cách xây dựng một hệ thống thuế mới, có thể thấy sự thay đổi nguyên tắc nền móng của một hệ thống thuế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro khó đoán định, và đó cũng là lí do chính cho việc dù đã có những bằng chứng về tính hiệu quả, phương pháp mới vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Nền kinh tế Việt Nam, cũng giống như nền kinh tế Trung Quốc và các nước đang phát triển khác, có nhiều điểm khác biệt cơ bản với các nền kinh tế phát triển, do đó việc tự mình thực thi các phương pháp quản lý thuế mới là một việc đòi hỏi sự cân nhắc kĩ lưỡng.
Do vậy trong khi chờ đợi kết quả thí điểm từ các quốc gia trên thế giới, một cách tiếp cận chuyển giao giữa nguyên tắc cũ và nguyên tắc mới, bằng cách chuyển đổi dần dần, là một hướng đi phù hợp với bối cảnh Việt Nam hiện tại.
Hướng đi từng bước này sẽ bao gồm bốn nhiệm vụ chính: (i) thực hiện những nghiên cứu sâu rộng, (ii) thí điểm phương pháp đơn vị với một số ngành nghề, (iii) thực hiện nguyên tắc mới song song với nguyên tắc truyền thống và (iv) học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước.
• Thực hiện các nghiên cứu
Một trong những khó khăn của các nước đang phát triển trong việc ứng dụng những phương pháp mới đó là thiếu cơ sở lí luận và các kết quả nghiên cứu mang tính khoa học. Để một phương pháp có thể được ứng dụng sâu rộng, đòi hỏi những kết quả mang tính tích cực khi áp dụng thí điểm phương pháp này trong thực tế. Những nghiên cứu bước đầu về nguyên tắc đơn vị và các biện pháp thay thế cần khám phá toàn diện những khiến cạnh của phương pháp này, như: những nguyên tắc để xác định cơ sở thuế; những yêu cầu của báo cáo tổng hợp; những nhân tố có thể được sử dụng trong công thức phân bổ và trọng số của chúng; những thay đổi cần thực hiện để phương pháp này phù hợp với cơ sở sẵn có,... Đặc biệt các nghiên cứu cần làm rõ những rủi ro có thể xảy ra và những phương án khắc phục đề xuất để phòng ngừa những hậu quả kinh tế có thực có thể diễn ra.
Bên cạnh việc tự mình thực hiện các cuộc nghiên cứu, các học giả Việt Nam có thể tìm hiểu những thành quả của các nhà khoa học tiền nhiệm trong và ngoài nước. Những vụ án gian lận chuyển giá diễn ra trong nhiều thập kỉ qua cũng là nguồn tư liệu quý báu để chúng ta đúc rút kinh nghiệm, thiết lập cơ sở lí luận và những cơ chế pháp lý chặt chẽ.
• Thí điểm với một số ngành nghề
Cơ quan thuế có thể thí điểm các phương pháp mới với một số ngành nghề phù hợp và dần mở rộng ra những ngành nghề có tính chất đặc thù cao. Tuy nhiên những đề án thí điểm này cần cực kì cẩn trọng trong thiết kế và truyền đạt thông tin tới doanh nghiệp. Chính phủ cần giải thích rõ ràng cho các doanh nghiệp về những lợi ích của nguyên tắc thuế mới và những hướng đi khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đặc biệt trong những ngành có tính chất đặc thù, mà ngay cả trên thế giới cũng chưa ngã ngũ được giải pháp cuối cùng, chính phủ cần thu hẹp phạm vi thí điểm khi bắt đầu (ví dụ từ một vài doanh nghiệp trong ngành) và nới rộng dần trong quá trình triển khai. Trên hết, cơ quan thuế phải minh bạch các chỉ tiêu đánh giá chuyển giá cho doanh nghiệp và trong những trường hợp cần thiết, chính phủ và doanh nghiệp cần bắt tay để đề ra một phương pháp quản lý hiệu quả.
• Thực hiện nguyên tắc mới song song với nguyên tắc truyền thống
Nhiều nhà phê bình cho rằng những phương pháp thay thế có thể được thực thi song song với nguyên tắc quản lý chuyển giá truyền thống. Điều này có thể được thực hiện toàn diện, hoặc tập trung vào một số ngành nghề.
Một trong những chiến lược để giúp các cơ quan thuế dần quen thuộc với cách tiếp cận đơn vị đó là yêu cầu MNE ở mỗi quốc gia phải nộp kèm báo cáo tổng hợp của tất cả các địa điểm mà họ chịu thuế. Yêu cầu này đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ quan thuế, không chỉ có cái nhìn bao quát về toàn bộ hoạt động của tập đoàn, mà còn loại bỏ khả năng doanh nghiệp sử dụng những phương thức luân chuyển thu nhập để tránh thuế. Chính quyền thuế ở các quốc gia thường phải đau đầu với nhiệm vụ bóc trần các giao dịch qua các thực thể trung gian mà MNE sử dụng để dịch chuyển lợi nhuận. Cách giải quyết cho vấn đề này thường là trao đổi với đồng nghiệp tại các quốc gia khác để có cái nhìn toàn cảnh hơn, nhưng cách làm này thường không khoa học và thiếu hiệu quả. Tất cả những vấn đề này sẽ được giải quyết nếu cơ quan thuế yêu cầu báo cáo tổng hợp toàn cầu từ các doanh nghiệp.
Nếu thực hiện song song với việc thí điểm tại một số ngành nghề, báo cáo tổng hợp có thể được sử dụng để làm cơ sở cho công thức phân bổ cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề đó. Ngoài ra, cơ quan thuế có thể sử dụng nguyên tắc đơn vị để kiểm tra kết quả của nguyên tắc truyền thống. Những bước tiến dần dần này sẽ giúp cơ quan thuế làm quen với một cơ chế quản lý chuyển giá mới, đồng thời giúp các đơn vị nghiên cứu khoa học có những kết quả bước đầu trong việc đánh giá hiệu quả của nguyên tắc đơn vị và các phương pháp thay thế.
• Học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước
Trong quá trình nghiên cứu và từng bước thí điểm nguyên mới, chúng ta cần ra sức học hỏi những nền kinh tế đi trước, từ đó đúc rút ra những điểm mạnh và hạn chế để khắc phục, biến phương pháp này phù hợp với thực tiễn kinh tế Việt Nam hơn. Như đã thảo luận trong các chương trước, các tiểu bang của Hoa Kỳ là những nơi đầu tiên thực hiện thành công nguyên tắc đơn vị, mở đường cho các quốc gia khác về một cơ chế hiệu quả hơn trong quản lý chuyển giá. Sự thành công của Hoa Kỳ đã dẫn đến nhiều sửa đổi trong Khuyến nghị OECD và Hướng dẫn Chuyển giá của Liên Hợp Quốc phù hợp hơn với thực tiễn và thời đại.
Những vụ kiện về chuyển giá của các nước, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, cũng là cơ sở để chúng ta học hỏi và tìm ra những điểm yếu trong pháp luật. Và gần đây nhất, dự án CCCTB - một bước tiến lớn trong cuộc tìm kiếm một giải pháp hiệu quả cho vấn đề tránh thuế của Liên minh châu Âu - là một khởi đầu đáng mong đợi cho các quốc gia mong muốn tìm một hướng đi tốt hơn đối với hiện tượng chuyển giá. Sự minh bạch hóa thông tin giữa các quốc gia chính là cách đấu tranh tốt nhất với hiện tượng trốn thuế, và cũng chính là tương lai của hệ thống thuế trên toàn cầu. Đến đây, khóa luận đã hoàn thành xong được câu hỏi nghiên cứu thứ hai.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Để khắc phục những điểm yếu trong công tác quản lý chuyển giá hiện tại, Việt Nam và các quốc gia trên thế giới cần có những tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một các nguyên tắc nền tảng cho các phương pháp kiểm soát chuyển giá. Chương 3 của đề tài đã đưa ra năm tiêu chí đánh giá, từ đó xem xét nguyên tắc giá thị trường dưới năm tiêu chí này và tìm ra những điểm yếu còn tồn tại. Bên cạnh đó, nguyên tắc thuế đơn vị và ác phương pháp khác được đề xuất để khắc phục những hạn chế của nguyên tắc truyền thống. Từ việc xem xét những điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp kiểm soát chuyển giá, người viết đưa ra những đề xuất để từng bước áp dụng những tiến bộ mới về kiểm soát chuyển giá này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam hiện tại, bao gồm các nhiệm vụ thực hiện các nghiên cứu khoa học, thí điểm với một số ngành nghề, song song với nguyên tắc truyền thống và không ngừng học tập kinh nghiệm của các quốc gia đi trước.
PHẦN KẾT LUẬN
1. PHẦN KẾT LUẬN
Hoạt động chuyển giá ngày càng có tầm quan trọng với các tập đoàn đa quốc gia, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi các tập đoàn ngày càng hoạt động sâu rộng trong phạm vi quốc tế. Việc theo đuổi lợi nhuận và tối ưu chi phí thuế có thể khiến các tập đoàn sử dụng hình thức chuyển giá như một công cụ tránh thuế. Tính phức tạp của hiện tượng chuyển giá ngày càng đặt ra nhiều câu hỏi cho các quốc gia về việc tìm ra những giải pháp vừa linh hoạt mà lại vừa chặt chẽ.
Không chỉ các quốc gia phát triển, các nước mới nổi và đang phát triển cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thực thi các chính sách kiểm soát chuyển giá. Nguyên tắc giá thị trường với mục tiêu ban đầu là phân bổ quyền thuế công bằng giữa các quốc gia ngày càng tỏ ra thiếu hiệu quả và không phù hợp với thực tiễn.
Trước bối cảnh đó, nguyên tắc đon vị và một số phưong pháp khác được nhiều nhà nghiên cứu và một số quốc gia đề xuất như là một phương pháp thay thế cho nguyên tắc truyền thống, với nhiều ưu điểm và giúp giải quyết những vấn đề mà nguyên tắc truyền thống gặp khó khăn.
Các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam, cần xem xét những điều kiện kinh tế và xã hội sẵn có để điều chỉnh co sở pháp lý cho phù hợp hon với thực tiễn, học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đi trước để xây dựng cho mình một co chế kiểm soát chuyển giá hiệu quả.
Thông qua đề tài “Kiểm soát chuyển giá - bài học quốc tế và kinh nghiệm cho
Việt Nam ”, người viết đã làm rõ co sở lý luận về hoạt động chuyển giá và các nguyên
tắc pháp lý kiểm soát chuyển giá, đồng thời đi sâu vào phân tích những thách thức và kinh nghiệm mà một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã gặp phải để từ đó rút ra những bài học để củng cố hệ thống pháp lý về chuyển giá tại Việt Nam. Đề tài tập trung khai thác những điểm mạnh và điểm yếu của hai nguyên tắc kiểm soát chuyển giá phổ biến trên thế giới - nguyên tắc giá thị trường và nguyên tắc đon vị - qua đó chỉ ra sự thiếu phù hợp của nguyên tắc truyền thống trong bối cảnh kinh doanh hiện đại và đề xuất việc học tập kinh nghiệm của một số quốc gia đi trước trong việc ứng dụng nguyên tắc đon vị trong kiểm soát chuyển giá. Cuối cùng, người viết đưa ra
những tiêu chí đánh giá hiệu quả của nguyên tắc kiểm soát chuyển giá và những đề xuất cụ thể cho nền kinh tế Việt Nam khi áp dụng nguyên tắc đon vị trong thực tiễn.
2. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Hoạt động chuyển giá giữa các doanh nghiệp thường có tính bảo mật cao và những vụ kiện chuyển giá giữa co quan thuế và các tập đoàn đa quốc gia thường giữ kín thông tin trước khi ngã ngũ. Do đó việc tiếp cận co sở dữ liệu của người viết gặp nhiều hạn chế và thiếu sót. Việc xác định có sự thao túng chuyển giá diễn ra giữa doanh nghiệp và chính phủ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn do chưa có một tiêu chuẩn đánh giá vững chắc, dẫn tới việc nhiều vụ kiện đến nay vẫn chưa phân định đúng sai. Đề xuất CCCTB, một trong những dự thảo đầu tiên áp dụng nguyên tắc đon vị một cách rộng rãi, vẫn đang chờ được thi hành trong thực tế, vì vậy, những số liệu phân tích và các tài liệu nghiên cứu về tác động của đề xuất này đều không dựa trên những thông tin đầy đủ.
Thêm vào đó, các quốc gia trong bài viết đều là những nền kinh tế phát triển, sự tưong đồng với quy mô kinh tế Việt nam chưa cao nên đây cũng là những rào cản gây khó khăn cho việc áp dụng những phưong pháp của các nước phát triển, cụ thể là nền kinh tế Việt Nam.
3. KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Các nghiên cứu tiếp theo có thể đi sâu vào khai thác một số hạn chế mà đề tài này còn chưa khắc phục được:
Thứ nhất, đưa ra những đánh giá chính xác hon về những điểm mạnh và điểm
yếu của nguyên tắc giá thị trường khi áp dụng ở nền kinh tế Việt Nam, từ đó có một cái nhìn khách quan hon về sự phù hợp của nguyên tắc này với bối cảnh Việt Nam hiện tại.
Thứ hai, đánh giá những tác động có thể xảy ra khi ứng dụng nguyên tắc đon vị
vào thực tiễn Việt Nam và những giải pháp để khắc phục những tác động xấu có thể diễn ra và ứng dụng nguyên tắc này một cách phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.
Thứ ba, nghiên cứu bài học kinh nghiệm từ các quốc gia có thực trạng kinh tế
B. Tiếng Việt
1. Trần Huy Tùng, Ngô Dương Minh, 2016, Quản lý hoạt động chuyển giá trong các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, Đề tài Nghiên cứu khoa học cấp Học viện ngân hàng.
B. Tiếng Anh
2. Avi-Yonah, R. S. (1995), The rise and fall of arm’s length: A study in the evolution of U.S. international taxation. Virginia Tax Review 15: 89.
3. Barker, J., Asare, K., & Brickman, S. (2016), Transfer Pricing As A Vehicle In Corporate Tax Avoidance. Journal of Applied Business Research(JABR), 33(1). 4. Durst, M. (2016), Developing Country Revenue Mobilisation: A Proposal to Modify the ‘Transactional Net Margin’ Transfer Pricing Method, ICTD Working Paper 44.
5. Global Witness (2005), Extracting Transparency: The need for an international financial reporting standard for the extractive industries, Global Witness, London. 6. Gordon, R. and Wilson, J.D (1986), An examination of multi jurisdictional corporate income taxation under formula apportionment.
7. Henderson Global Investors (2005), Tax, risk and corporate governance, Henderson Global Investors, London.
8. Ho, D. H. K., and Lau, P. T. Y. (2002), A Study of Transfer Pricing in China, International Tax Journal, 28(4).
9.Intertax Article: Formulary Apportionment for Europe: An analysis and a Proposal,(Kluwer, 2012).
10. Kluwer (2012) U.S. Transfer Pricing 110, Formulary Apportionment vs. Arms Length Standard.
11. Musgrave, P. (1972), International tax base division and the multinational corporation, Public Finance.
12. Nerudova, D. (2011), Common consolidated corporate Tax base: sharing the base under formulary apportionment, Mendel University.
Năm Số lượng APA được kí
Số lượng APA có hiệu lực vào cuối năm
1996 3 8
1997 2 10
and the allocation of taxing rights.
14. Picciotto, S. (2016), Taxing Multinational Enterprises as Unitary Firms , ICTD Working Paper 53.
15. Ronald, C. (1937), The Nature of the Firm, Economica, Blackwell Publishing. 16. Sanjaya, L. (1973), Transfer pricing by multinational firms, Blackwell Publishing.
17. TeYao, J. (1997), The arm's length principle, transfer pricing, and location choices, Journal of Economics and Business.
C. Website
18. Luyện Vũ (2018), Quy định về chuyển giá của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, Thời báo Tài chính Việt Nam. Truy cập ngày 11/04.
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhip-song-tai-chinh/2018-11 -20/quy-dinh-
ve-chuyen-gia-cua-viet-nam-phu-hop-voi-thong-le-quoc-te-64528.aspx
19. Nguyễn Khánh Thu Hằng, Nguyễn Thị Đoan Trang (2019), Hoạt động chuyển giá tại Việt Nam và những tác động đến nền kinh tế, Tạp chí Tài chính. Truy cập