bồi dưỡng công chức cấp huyện
Hiện nay, thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức được ban hành thể hiện dưới dạng văn bản QPPL có rất nhiều loại, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành, từ Quốc hội đến Chính phủ, các Bộ ngành quản lý chung của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này cũng được được xem xét, đánh giá thành hệ thống.
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức ngày càng đa dạng hóa về hình thức, nội dung, chương trình nên trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa các văn bản QPPL là rất cần thiết, có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động xây dựng pháp luật ngày càng đầy đủ và hoàn thiện hơn; đồng thời việc rà soát và hệ thống hóa còn giúp cho việc phát hiện những văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Trên cơ sở đó chính cơ ban ban hành văn bản hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.
Rà soát và hệ thống hoá các văn bản QPPL theo từng lĩnh vực còn giúp cho việc dễ dàng loại bỏ những văn bản không còn hiệu lực hoặc có những vấn đề chưa được điều chỉnh để kịp thời ban hành văn bản mới. Phát huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản QPPL nhằm tăng cường năng lực
73
của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản QPPL có thể ban hành ngay các văn bản hướng, khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định, nghị định chờ thông tư hướng dẫn thi hành. Hiện nay có những
văn bản QPPL được ban hành, hiệu lực thi hành gần 1 năm mới có văn bản hướng dẫn, áp dụng.
Như vậy, giai đoạn có hiệu lực của văn bản QPPL khi chưa có văn bản khác hướng dẫn thì các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có được áp dụng văn bản đó không, đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định, đồng thời cũng không quy định chỉ sau khi có văn bản hướng dẫn mới được thực hiện. Vì vậy, sau khi văn bản được ban hành có hiệu lực nhưng chưa có loại văn bản hướng dẫn thực hiện, giả sử có cơ quan, đơn vị hiểu không đúng, không thống nhất mà đã đem áp dụng, sự kiện pháp lý đã được hình thành, khi đó mới có văn bản hướng dẫn thì hậu quả không biết sẽ ra sao.
3.1.2. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện thể chế quy định về
cấu trúc nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng công
chức cấp huyện
Việc quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức nhằm giúp cho Nhà nước quản lý thống nhất nội dung chương trình, giáo trình nhằm tránh sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo từng loại cụ thể trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định cho từng loại chức vụ, từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực và có cấu trúc hợp lý giữa các phần kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành.
Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho các
74
cơ quan nhà nước việc quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC; đồng thời tổ chức thẩm định và quyết định ban hành các chương trình, giáo trình, tài liệu và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; đồng thời quy định cho các cơ quan biên soạn giáo trình có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng sau khi có quyết định ban hành và thường xuyên tổ chức nghiên cứu,
kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC.
Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan quy định cấu trúc nội dung các chương trình, tài liệu bồi dưỡng bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh CBCC; chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, ban ngành trở lên; chương trình, tiều liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chương trình, tài liệu đào tạo danh cho công chức dự bị và chương trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Đồng thời phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn các chương trình, giáo trình tài liệu trên.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cấu trúc nội dung và tổ chức biên soạn các chương trình; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cấu trúc nội dung các chương trình, tổ chức biên soạn các giáo trình và quy định các nội dung khác liên quan đến việc đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch.
75
Trong những năm qua Bộ Nội vụ đã ban hành một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng:
- Quyết định số 1245/QĐ-BNV ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội Vụ về việc ban hành chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương
trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp Phòng
- Quyết định số 2367/QĐ-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tài liệu Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính và tài liệu Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính
- Ngày 06 tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 900/QĐ-BNV Ban hành tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên.
- Ngày 22/6/2012, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh đã ký Quyết định số 569/QĐ-BNV Ban hành Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự.
- Theo Quyết định số 569/QĐ - BNV, Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự có mục tiêu cung cấp những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hành chính cơ bản và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu công việc đối với công chức ngạch cán sự.
- Chương trình được áp dụng cho đối tượng là công chức ngạch cán sự và tương đương quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010
của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
Như vậy, theo thẩm quyền của Bộ Nội vụ còn có các chương trình chưa được quy định:
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh CBCC.
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ.
- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở các ban ngành trở lên.
76
- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chương tình tài liệu đào tạo dành cho công chức dự bị.
Các chương trình này vẫn đang được thực hiện nhưng chưa được cấp có thẩm quyền thẩm đinh và ban hành.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành các văn bản quy định cấu trúc nội dung các chương trình, tổ chức biên soạn các giáo trình và quy định các nội dung khác liên quan đến việc đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch CBCC.
Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan hữu quan để quy định cấu trúc nội dung, chương trình giáo trình theo thẩm quyền để hoàn thiện các văn bản này.