Đội ngũ công chức tại huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50)

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong những năm vừa qua, đội ngũ công chức huyện đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng góp phần thực hiện các hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Bảng 2.1: Cơ cấu giới tính Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Nam 93 64 Nữ 52 36 Tổng số 145 100

43

Giới tính của công chức tại UBND huyện Phú Xuyên có phần chênh lệch, số lượng nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn 93 người (chiếm 64 %). Năm 2016, tổng số công chức của huyện là 145người trong đó 52 người là nữ giới.

Bảng 2.2: Cơ cấu theo trình độ Trình độ Sốlƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tiến sĩ 0 0 Thạc sỹ 18 12.4 Đại học 101 69.7 Cao đẳng 7 4.8 Trung cấp 16 11.0 Sơ cấp 3 2.1 Tổng 145 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Số CB, CC có trình độ đại học tại UBND huyện Phú Xuyên chiếm tỷ lệ lớn 69.7%, họ được đào tạo theo đúng chuyên môn và phù hợp với lĩnh vực

công tác.

Chất lượng công chức huyện Phú Xuyên hiện nay đã không ngừng được nâng lên và tiến tới chuẩn hóa. Trình độ của đội ngũ công chức cấp huyện đã cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo kết quả hoạt động quản lý nhà nước cao trong quá trình thực thi công vụ của huyện.

- Trình độ tin học: Số công chức có trình độ Đại học, Trung cấp là 24 người, chiếm tỷ lệ 16.6%; số công chức có chứng chỉ A trở lên là 121 người chiếm 83.4%. (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Kỹ năng tin học là một kỹ năng cần thiết để giúp cho các hoạt động quản lý của cán bộ, công chức nhẹ nhàng hơn, dễdàng hơn, nhanh chóng hơn. Trình độ tin học cũng là một trong những quy định của nhà nước về tiêu

44

chuẩn của CBCC và có trong quy định về đào tạo, bồi dưỡng CC. Công chức huyện có chứng chỉ về tin học là 100% nhưng việc khai thác sử dụng vào công việc chuyên môn chưa thật sự đạt hiệu quả.

Hiện nay, công tác ĐTBD công chức có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ sử dụng thành thạo về công nghệ thông tin được UBND huyện đặc biệt quan

tâm. UBND huyện phối hợp với Sở Công nghệ Thông tin và truyển thông tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của quá trình cải cách hành chính tại huyện đặc biệt trong việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3 đang áp dụng trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Trình độ ngoại ngữ: số công chức huyện Phú Xuyên trình độ Đại học

trở lên là 2 người, tỷ lệ 1.4%; có chứng chỉ ngoại ngữ là 143 người, chiếm tỷ lệ 98.6% (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Thời kỳ hội nhập hóa đang diễn ra mạnh mẽ, ngoại ngữ trở thành công cụ đắc lực trong giao tiếp và giao lưu kiến thức. Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ cho công chức là nội dung rất quan trọng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu công chức huyện Phú Xuyên, tỷ lệ công chức được đào tạo về ngoại ngữ là rất thấp (1,4%) có thể nói rằng công chức huyện chưa thực sự tích cực học tập ngoại ngữ, và công tác ĐTBD của huyện cũng chưa thực sự quan tâm đến nội

dung đào tạo này. Tỷ lệ 98,6% công chức huyện có chứng chỉ về ngoại ngữ nhưng trên thực tế việc sử dụng vào công việc còn rất hạn chế. Một thực tế

hiện nay cho thấy rằng, giá trị của tấm bằng ngoại ngữ của đội ngũ CC rất thấp. Hầu như những chúng chỉ ngoại ngữ chỉ là để phù hợp với quy định chuẩn chức danh chứ chúng không phát huy được lợi ích thực sự trong thực tế. Do đó, nâng cao trình độ ngoại ngũ cho CC cũng là một vấn đề cần sự

45

- Lý luận chính trị

Nhận thức đội ngũ công chức cấp huyện là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, do đó trong những năm qua huyện Phú Xuyên luôn coi trọng việc củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt Đảng viên là CBCC. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn hệ thống chính trị của huyện.

Số lượng công chức huyện Phú Xuyên có trình độ lý luận chính trị: Cử nhân là 01 người, tỷ lệ 0,69%; Cao cấp lý luận chính trị là 21 người, tỷ lệ 14,48%; Trung cấp lý luận 43 người, tỷ lệ 29,66%; Sơ cấp chính trị 80 người, tỷ lệ 55,17%. (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Đa số công chức cấp huyện tại Phú Xuyên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, tận tụy, trách nhiệm, chịu khó nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, giữ gìn được lối sống trong sáng, lành mạnh, được nhân dân tin yêu, giúp đỡ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số công chức huyện Phú Xuyên chưa đáp ứng dược yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhiều vụ việc cụ thể còn để kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân; ý thức, tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao chưa cao, có những trường hợp còn gây phiền hà sách nhiễu cho công dân, tổ chức, cá biệt có trường hợp vi phạm pháp luật phải xử lý, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm nguyên tắc của Đảng, tinh thần tự phê bình và phê bình còn yếu; tình thương yêu đồng chí, đồng đội hạn chế, quan liêu, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra nhưng chậm phát hiện, ngăn chặn và đẩy lùi.

Năm 2012, công chức huyện Phú Xuyên có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên chiếm 35% đến năm 2016 tăng lên 95,8%. Số công chức đã

46

qua bồi dưỡng lý luận chính trị và có trình độ trung cấp là 23,1% và đến năm 2016 là 33,3%. Trong khi đó số công chức chưa qua đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị năm 2010 chiếm 65% đến năm 2016 giảm còn 0,42%, đây chủ yếu là đội ngũ công chức mới được tuyển dụng năm 2016. Vì vậy trong những năm tới huyện Phú Xuyên cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức mới được tuyển dụng năm nâng cao trình độ lý luận của đội ngũ công chức cấp huyện đạt 100%.

Bảng 2.3: Cơ cấu độ tuổi

Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

≤ 30 35 24.1

30 - 45 76 52.5

≥ 45 34 23.4

Tổng 145 100

(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phú Xuyên -2016)

Số cán bộ, công chức trong độ tuổi từ 30 - 45 chiếm trên 50%, đây được coi là độ tuổi vàng vì họ có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm, nhiệt tình, không ngại tiếp cận những phương pháp làm việc mới. Đây là những yếu tố thuận lợi cho họ nhằm phát triển bản thân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Số cán bộ công chức trong độ tuổi trên 45, chiếm 23.4%, những cán bộ công chức lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng hạn chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ và khả năng xử lý công việc chậm, cũng như nắm bắt cái mớicòn hạn chế, đây cũng là tình trạng chung của các cơ quan nhà nước. Số cán bộ, công chức độ tuổi dưới 30 chiếm 24.1%, đây là lực lượng có sức khỏe tốt, nhiệt tình, tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc nên việc xây dựng kế hoạch ĐTBD nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong giải quyết công việc cho đội ngũ công chức này là việc cần thiết đối với UBND huyện Phú Xuyên.

47

Do có những điều kiện thuận lợi hơn nên huyện Phú Xuyên đã bước đầu tiến hành thực hiện trẻ hóa cán bộ, chuẩn hóa công chức cơ sở. Song về lâu dài cần chuẩn bị tốt nguồn cán bộ kế cận trẻ, có năng lực để thay thế cán bộ nghỉ hưu, cán bộ già. Để có được lực lượng công chức kế cận đáp ứng được trình độ cũng như kỹ năng giải quyết công việc ngày càng cao đòi hỏi UBND huyện cần có cơ chế, chính sách, kế hoạch ĐTBD cụ thể, chiến lược và lâu dài. Nhằm có được đội ngũ công chức có trình độ, có niềm đam mê và cống hiến trong thực thi nhiệm vụ.

2.2. Thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Phú Xuyên

2.2.1. Quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức của Trung ương và địa phương Trung ương và địa phương

2.2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luậtcủa Trung ương

Trong những năm qua, công tác ĐTBD công chức luôn được quan tâm chú trọng. Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế

hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.

- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011

của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mốt số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP. Với nhiều nội dung đổi mới Nghị định đã tạo hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức trên phạm vi cả nước. Những nội dung đổi mới quan trọng và khá toàn diện phải kể đến như các quy định về: chế độ đào tạo, bồi dưỡng; các loại chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và thời gian thực hiện; quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng; phân công, phân cấp trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với giảng viên;... Riêng về nội dung phân cấp trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, Nghị định

48

có các quy định rõ ràng và cụ thể về: phân cấp trong quản lý chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; phân cấp trong tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; và phân cấp trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức.

- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

Việc Chính phủ ban hành các quyết định trên nhằm nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh quản lý và công việc đang đảm nhận, bước đầu hình thành và xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển khinh tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề cho việc phát triển đội ngũ CBCC.

Kế hoạch là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng CBCC và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra, là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương theo từng giai đoạn. Bảo đảm nâng cao

năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phải được thực hiện từ dưới lên, dựa trên cơ sở của những điều kiện thực hiện và nhu cầu thực tế; đồng thời phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tiến độ và khả năng thực hiện kế hoạch cũng như việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp và cần phải nâng cao năng lực hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ công chức quản lý đào tạo,

49

trước hết là nghiệp vụ quản lý, kỹ năng và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.

Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và

năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Việc nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống thế chế về đào tạo, bồi dưỡng CBCC đòi hỏi phải tổ chức tiến hành rà soát, nghiên cứu, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp theo thẩm quyền và đề nghị Chính phủ bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản QPPL về CBCC, từng bước xây dựng một hệ thống thể chế hoàn chỉnh quy định rõ ràng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC gắn với việc phân công, phân cấp có khoa học, với hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hợp lý và một hệ thống cơ quan quản lý thông suốt, thích hợp; nghiên cứu và xây dựng cơ chế phối hợp chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương.

Củng cố và tăng cường đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC với một cơ cấu thích hợp, có trình độ vừa đảm bảo tính chủ động của cơ sở trong việc bố trí giảng viên vừa phát huy được năng lực và sử dụng có hiệu quả kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên kiêm chức.

Tăng cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cần được đẩy mạnh về quy mô, nội dung và hình thức hợp tác nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về hành chính nhà nước và quản lý nhà nước lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật mũi nhọn khác. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở

50

ngoài nước chủ yếu dành cho đội ngũ cán bộ quản lý đương chức, cán bộ nguồn. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng về cơ bản tập trung vào việc nâng cao kiến thức, kỹ năng điều hành và kinh nghiệm quản lý thuộc lĩnh vực và cán bộ, công chức đang công tác, chỉ cử những người thực sự có trình độ và năng lực; đào tạo có địa chỉ sử dụng và đào tạo có chất lượng. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là ngắn hạn từ 1 tuần tới 3 tháng.

Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Kế hoạch còn quy định thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng của nhà nước; cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch; kiểm tra, tổng hợp, đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; xây dựng cơ chế quản lý và củng cố hệ thống các trường chính trị cấp tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cho hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC; nghiên cứu xây dựng thống nhất hệ thống chương trình, giáo trình và cơ chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức; tiếp tục điều tra thực trạng trình độ và nhu cầu đào tạo của đội ngũ CBCC làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.

- Thông tư số 19/2014/TT-BNV Ngày 04/12/2014 Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Quy định,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)