Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 87 - 88)

tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện ở nước ta hiện nay có 4 cấp: Câp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong hệ thống này, có ba tổ chức tham gia vào quá trình tạo nên đào tạo hiệu quả, đó là cơ quan ban hành chính sách đào tạo (Bộ Nội vụ), các cơ quan quản lý người học (các cơ qua hành chính thuộc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) và các cơ sở đào tạo (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường thuộc bộ, ngành và trường chính trị tỉnh, huyện). Ba cơ quan này cần phải phối hợp hoạt động một cách hài hòa để tạo nên hiệu quả đào tạo. Nếu các cơ quan này không phối hợp với nhau sẽ rất khó đạt được hiệu quả như mong muốn.

Để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Phú Xuyên mang lại hiệu quả, hệ thống này cần phải dược thay đổi theo hướng ba tổ chức này cần thiết lập quan hệ đối tác nhằm xây dựng chính sách đào tạo, tuyển chọn học viên, xác định nhu cầu đào tạo, thiết kế, tổ chức đào tạo và đảm bảo đào tạo mang lại hiệu quả nângcao năng lực làm việc của người học.

80

Cần quy định bắt buộc hình thành một tổ chuyên quản công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức và các phòng nội vụ cấp huyện, đồng thời giao cho một bộ phận chuyên trách ở cấp xã kiêm nhiệm công tác quản lý ĐTBD CBCC, trợ giúp cho chủ tịch UBND. Đây là cơ sở cho việc phân công và quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp trong hệ thống. Điều này sẽ quyết định hệ thống quản lý hoạt động nhịp nhàng từ cấp tỉnh đến xã. Tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý và công tác triển khai thực hiện từ các cơ quan cấp trên và cấp dưới về ĐTBD công chức nói riêng và thực thi công vụ nói chung.

Bên cạnh đó, huyện Phú Xuyên cần quy định rõ nhiệm vụ, thẩm quyền QLNN đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện trong phạm vi quản lý. Về cơ bản, hệ thống ngang là hệ thống đồng cấp, ngoài việc quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đồng cấp, cần quy định quan hệ giữa các tổ chức đồng cấp với nhau trong lĩnh vưc đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện để phát huy tốt đa sức mạnh tổng hợpcủa toàn huyện.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)