Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc ban hành thể chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp huyện

Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh giá văn bản là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL nói chung và văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói riêng. Hoạt động kiểm tra, giám sát giúp cho phát hiện ra những thiếu sót bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay thế. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá chỉ mới tập trung ở xem xét tình hình thực hiện các văn bản do các cấp có thẩm quyền ban hành là chủ yếu.

Các văn bản QPPL được ban hành phù hợp ở từng giai đoạn nhất định, các cơ quan chức năng của Nhà nước chưa thật chú ý tới việc kiểm tra, giám sát, đánh giá văn bản hiện hành, chưa có sự phối hợp để kiểm tra, đánh giá văn bản một cách thường xuyên. Trong thời gian qua công tác kiểm tra, đánh giá văn bản đang có những chuyển biến tích cực của các cơ quan QLNN trong việc thực hiện chức năng này, đặc biệt là Bộ Nội vụ, với sự hỗ trợ của các dự án nước ngoài đã tổ chức một số đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá về thực trạng của hệ thống văn bản QPPL của các cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Qua kiểm tra đánh giá đã nhận thấy rằng số lượng văn bản vừa thừa lại vừa thiếu vì phạm vi điều chỉnh không bao quát một cách tổng thể; có nhiều cấp văn bản điều chỉnh hoạt động

79

này; mặt khác văn bản hướng dẫn triển khai về công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu và chưa kịp thời. Chất lượng văn bản đã giải quyết những nội dung cơ bản, thể hiện được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Văn bản được áp dụng vào thực tiễn đều có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn.

Nói chung hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống văn bản đã dần đi vào nề nếp, tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, vì vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nước được trao thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa cho hoạt động này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)