Giải pháp chung về hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 80)

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Giải pháp chung về hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp huyện chức cấp huyện

3.1.1. Tăng cường công tác rà sốt, hệ thống hóa thể chế về đào tạo,

bồi dưỡng công chức cấp huyện

Hiện nay, thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức được ban hành thể hiện dưới dạng văn bản QPPL có rất nhiều loại, do nhiều cơ quan nhà nước ban hành, từ Quốc hội đến Chính phủ, các Bộ ngành quản lý chung của Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống văn bản này cũng được được xem xét, đánh giá thành hệ thống.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cơng chức ngày càng đa dạng hóa về hình thức, nội dung, chương trình nên trách nhiệm của các cơ quan nhà nước phải thường xuyên rà sốt, định kỳ hệ thống hóa các văn bản QPPL là rất cần thiết, có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động xây dựng pháp luật ngày càng đầy đủ và hồn thiện hơn; đồng thời việc rà sốt và hệ thống hóa cịn giúp cho việc phát hiện những văn bản có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc khơng cịn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước. Trên cơ sở đó chính cơ ban ban hành văn bản hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành.

Rà soát và hệ thống hoá các văn bản QPPL theo từng lĩnh vực còn giúp cho việc dễ dàng loại bỏ những văn bản khơng cịn hiệu lực hoặc có những vấn đề chưa được điều chỉnh để kịp thời ban hành văn bản mới. Phát huy hiệu quả của cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản QPPL nhằm tăng cường năng lực

73

của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản QPPL có thể ban hành ngay các văn bản hướng, khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chờ nghị định, nghị định chờ thơng tư hướng dẫn thi hành. Hiện nay có những

văn bản QPPL được ban hành, hiệu lực thi hành gần 1 năm mới có văn bản hướng dẫn, áp dụng.

Như vậy, giai đoạn có hiệu lực của văn bản QPPL khi chưa có văn bản khác hướng dẫn thì các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị có được áp dụng văn bản đó khơng, đến nay cũng chưa có văn bản nào quy định, đồng thời cũng khơng quy định chỉ sau khi có văn bản hướng dẫn mới được thực hiện. Vì vậy, sau khi văn bản được ban hành có hiệu lực nhưng chưa có loại văn bản hướng dẫn thực hiện, giả sử có cơ quan, đơn vị hiểu khơng đúng, không thống nhất mà đã đem áp dụng, sự kiện pháp lý đã được hình thành, khi đó mới có văn bản hướng dẫn thì hậu quả khơng biết sẽ ra sao.

3.1.2. Tăng cường xây dựng và hoàn thiện thể chế quy định về

cấu trúc nội dung chương trình, giáo trình đào tạo, bồi dưỡng công

chức cấp huyện

Việc quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cơng chức nhằm giúp cho Nhà nước quản lý thống nhất nội dung chương trình, giáo trình nhằm tránh sự trùng lắp, chồng chéo về nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Các chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng theo từng loại cụ thể trên cơ sở tiêu chuẩn nghiệp vụ quy định cho từng loại chức vụ, từng ngạch, chức danh cán bộ, công chức; nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực và có cấu trúc hợp lý giữa các phần kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành.

Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phân cấp cho các

74

cơ quan nhà nước việc quy định cấu trúc nội dung các chương trình và tổ chức biên soạn các giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC; đồng thời tổ chức thẩm định và quyết định ban hành các chương trình, giáo trình, tài liệu và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; đồng thời quy định cho các cơ quan biên soạn giáo trình có nhiệm vụ hướng dẫn sử dụng giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng sau khi có quyết định ban hành và thường xuyên tổ chức nghiên cứu,

kiến nghị cơ quan có thẩm quyền cho phép chỉnh lý, bổ sung, hồn thiện giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCC.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan có liên quan quy định cấu trúc nội dung các chương trình, tài liệu bồi dưỡng bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh CBCC; chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, ban ngành trở lên; chương trình, tiều liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chương trình, tài liệu đào tạo danh cho cơng chức dự bị và chương trình, tài liệu bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Đồng thời phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn các chương trình, giáo trình tài liệu trên.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định cấu trúc nội dung và tổ chức biên soạn các chương trình; tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên mơn nghiệp vụ; chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp phòng.

Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cấu trúc nội dung các chương trình, tổ chức biên soạn các giáo trình và quy định các nội dung khác liên quan đến việc đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch.

75

Trong những năm qua Bộ Nội vụ đã ban hành một số chương trình đào tạo, bồi dưỡng:

- Quyết định số 1245/QĐ-BNV ngày 29 tháng 11 năm 2012 của Bộ Nội Vụ về việc ban hành chương trình và tài liệu hướng dẫn thực hiện chương

trình đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp Phòng

- Quyết định số 2367/QĐ-BNV ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ Nội vụ về việc ban hành tài liệu Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính và tài liệu Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên chính

- Ngày 06 tháng 8 năm 2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 900/QĐ-BNV Ban hành tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên.

- Ngày 22/6/2012, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh đã ký Quyết định số 569/QĐ-BNV Ban hành Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự.

- Theo Quyết định số 569/QĐ - BNV, Chương trình bồi dưỡng ngạch cán sự có mục tiêu cung cấp những kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ hành chính cơ bản và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đáp ứng yêu cầu công việc đối với cơng chức ngạch cán sự.

- Chương trình được áp dụng cho đối tượng là cơng chức ngạch cán sự và tương đương quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010

của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.

Như vậy, theo thẩm quyền của Bộ Nội vụ cịn có các chương trình chưa được quy định:

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng bổ sung kiến thức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh CBCC.

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức về chun mơn nghiệp vụ.

- Chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở các ban ngành trở lên.

76

- Chương trình, tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch, chuyển ngạch; chương tình tài liệu đào tạo dành cho cơng chức dự bị.

Các chương trình này vẫn đang được thực hiện nhưng chưa được cấp có thẩm quyền thẩm đinh và ban hành.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa ban hành các văn bản quy định cấu trúc nội dung các chương trình, tổ chức biên soạn các giáo trình và quy định các nội dung khác liên quan đến việc đào tạo kiến thức tin học, ngoại ngữ và kiến thức bổ trợ khác theo tiêu chuẩn ngạch CBCC.

Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan hữu quan để quy định cấu trúc nội dung, chương trình giáo trình theo thẩm quyền để hồn thiện các văn bản này.

3.1.3. Nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xây dựng thể chế đào

tạo,bồi dưỡng công chức cấp huyện

Hiện nay, việc xây dựng văn bản QPPL về cán bộ, cơng chức nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức nói riêng cịn nhiều bất cập về quy trình dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn cũng như bất cập về nội dung và hình thức các văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Việc giám sát trong quá trình xây dựng văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện chưa chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng “địa phương hóa” trong các văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp huyện.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nâng cao chất lượng văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp huyện cần đổi mới quy trình lập quy theo hướng đảm bảo tính dân chủ, hợp lý, khai thác tối đa trí tuệ của nhân dân trong hoạt động xây dựng pháp luật, đặc biệt là phát huy vai trò phản biện xã hội của chính đội ngũ cơng chức cấp huyện trong quá trình xây dựng thế chế. Về lý luận, xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng và quyền hạn khác nhau tiến hành, nhằm đặt ra các quy

77

tắc pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây là hoạt động sáng tạo có tính phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể khi tham gia vào quy trình này. Do đó, có một hệ thống pháp luật tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của đất nước thì trong hoạt động xây dựng pháp luật địi hỏi phải có sự kết hợp hài hịa giữa lý luận và thực tiễn. Ở nước ta, việc soạn thảo các văn bản luật thường được giao cho một nhóm các chuyên gia pháp luật hoặc chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đang làm việc tại một Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điều chỉnh chủa Luật đó. Vì vậy, các văn bản luật thực sự được khách quan, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của

nhân dân. Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định “Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Có cơ chế thu hút các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoặc định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, vấn đề tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân không chỉ là lấy ý kiến một cách chung chung mà cần xây dựng một cơ chế phản biện xã hội và thu hút sự tham gia của các chủ thể cụ thể vào các công đoạn khác các quy định pháp luật về công chức cấp huyện, phát huy vai trị phản biện của chính đội ngũ công chức này hết sức cần thiết. Với tư cách là đối tượng tác động của các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, sự phản biện của đội ngũ cơng chức cấp huyện sẽ giúp cho q trình xây dựng các quy định pháp luật tránh được sự chồng chéo và không phù hợp với thực tiễn.

78

Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ tham mưu và ban hành văn bản pháp luật đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện. Khi xây dựng pháp luật các chủ thể tham gia xây dựng pháp luật phải am hiểu vấn đề cần điều chỉnh, nắm bắt được những hạn chế, vướng mắc của vấn đề trong thực tế để có thể đề ra được những giải pháp đúng đắn. Các chủ thể xây dựng pháp luật phải có những kiến thực thực tiễn sâu sắc hơn về vấn đề đang cần điều chỉnh, để từ đó có được giải pháp hợp lý nhất.

3.1.4. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc ban hành thể chế

công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứccấp huyện

Tăng cường công tác chỉ đạo kiểm tra, đánh giá văn bản là một nội dung quan trọng của cơng tác xây dựng và hồn thiện hệ thống văn bản QPPL nói chung và văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng CBCC nói riêng. Hoạt động kiểm tra, giám sát giúp cho phát hiện ra những thiếu sót bất hợp lý để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, thay thế. Các hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá chỉ mới tập trung ở xem xét tình hình thực hiện các văn bản do các cấp có thẩm quyền ban hành là chủ yếu.

Các văn bản QPPL được ban hành phù hợp ở từng giai đoạn nhất định, các cơ quan chức năng của Nhà nước chưa thật chú ý tới việc kiểm tra, giám sát, đánh giá văn bản hiện hành, chưa có sự phối hợp để kiểm tra, đánh giá văn bản một cách thường xuyên. Trong thời gian qua công tác kiểm tra, đánh giá văn bản đang có những chuyển biến tích cực của các cơ quan QLNN trong việc thực hiện chức năng này, đặc biệt là Bộ Nội vụ, với sự hỗ trợ của các dự án nước ngoài đã tổ chức một số đợt kiểm tra, giám sát, đánh giá về thực trạng của hệ thống văn bản QPPL của các cơ quan chức năng của Nhà nước ban hành quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Qua kiểm tra đánh giá đã nhận thấy rằng số lượng văn bản vừa thừa lại vừa thiếu vì phạm vi điều chỉnh khơng bao qt một cách tổng thể; có nhiều cấp văn bản điều chỉnh hoạt động

79

này; mặt khác văn bản hướng dẫn triển khai về công tác đào tạo, bồi dưỡng còn thiếu và chưa kịp thời. Chất lượng văn bản đã giải quyết những nội dung cơ bản, thể hiện được đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Văn bản được áp dụng vào thực tiễn đều có tính khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn của từng giai đoạn.

Nói chung hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống văn bản đã dần đi vào nề nếp, tuy nhiên hoạt động này vẫn chưa được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, vì vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nước được trao thẩm quyền cần quan tâm hơn nữa cho hoạt động này.

3.1.5. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện ở nước ta hiện nay có 4 cấp: Câp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Trong hệ thống này, có ba tổ chức tham gia vào quá trình tạo nên đào tạo hiệu quả, đó là cơ quan ban hành chính sách đào tạo (Bộ Nội vụ), các cơ quan quản lý người học (các cơ qua hành chính thuộc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã) và các cơ sở đào tạo (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các trường thuộc bộ, ngành và trường chính trị tỉnh, huyện). Ba cơ quan này cần phải phối hợp hoạt động một cách hài hòa để tạo nên hiệu quả đào tạo. Nếu các cơ quan này không phối hợp với nhau sẽ rất khó đạt được hiệu quả như mong muốn.

Để hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Phú Xuyên mang lại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)