Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức

1.3.2. Yếu tố chính trị

Về lý luận, pháp luật và chính trị đều là những hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ với nhau. Pháp luật là công vụ điều chỉnh xã hội phải phản ánh được ý chí và quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền.

Chế độ chính trị hay thể chế chính trị thể hiện hệ tư tưởng, phương thức tổ chức quyền lực và năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với xã hội mỗi quốc gia mà nền tảng và khuôn khổ của thể chế chính trị chính là Hiến pháp. Mỗi một quốc gia đều định hình cho mình con đường đi riêng phù hợp

31

với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, với xu thế phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.

Đất nước ta, với con đường mà Đảng và Nhân dân ta xác định ngay từ buổi đầu của q trình cách mạng, đó là con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội và Nhà nước này là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cho nên điều đó có ý nghĩa là mọi hoạt động của nền công vụ này phải hướng đến nhân dân mà phục vụ. Từ đó, thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức phải được thiết lập dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng đã vạch ra và con đường mà Nhà nước ta định hướng đi lên.

Các quy định về thể chế ĐTBD công chức cũng phải phù hợp với những định hướng chính trị trong xã hội. Chính vì vậy, những định hướng chính trị có ảnh hưởng to lớn tới tồn bộ hệ thống thể chế nhà nước nói chung và thể chếđào tạo, bồi dưỡng cơng chức nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)