Tăng cường tập trung bồi dưỡng, tập huấn văn bản quy phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 88)

pháp luậtmới cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác đào tạo, bồi dưỡng

Tập huấn cán bộ, công chức làm công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của các bộ, ngành, địa phương là việc làm rất cần thiết. Thông qua các khóa tập huấn hàng năm hoặc có những văn bản mới được ban hành để cho CBCC làm công tác này có đủ thông tin về chính sách, pháp luật của Nhà nước để vận dụng, giải quyết công việc theo đúng chứ trách và thẩm quyền. Đồng thời cần thiết phải đưa nội dung này vào công tác giáo dục pháp luật hàng năm của mỗi cơ quan, đơn vị để cho CBCC nắm rõ các văn bản về đào tạo, bồi dưỡng để CBCC biết được quyền và nghĩa vụ mà tự giác thực hiện.

Để thực hiện tốt nội dung này, hàng năm Bộ Nội vụ cần phải tổ chức các khóa tập huấn cho CBCC làm công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC của các Bộ, ngành, địa phương để họ có đủ năng lực, trình độ trong nghiên cứu, phân

81

tích thực trạng đội ngũ CBCC của mỗi bộ, ngành, địa phương để xây dựng tiêu chí cử CBCC đi đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, đúng tiêu chuẩn, đúng người, đúng vị trí, chức danh người CBCC đảm nhiệm và triển khai kế hoạch mới mang lại hiệu quả cao nhất.

3.2. Giải pháp hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

Nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ của công chức cấp huyện. Trong thời gian tới, yêu cần cần xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật, hoàn thiện thể chế về ĐTBD công chức đối với huyện Phú Xuyênlà nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. UBND huyện cần tập trung thực hiện một số giải

pháp sau:

Thứ nhất, tăng cường đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội với hoạt động xây dựng và thực hiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện.

Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là người lãnh đạo tập trung, toàn diện các cơ quan, tổ chức trong bộ máy nhà nước. Để đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong giai đoạn mới cần phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo Đảng đối với việc hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện trong thời gian tới các cấp ủy đảng, bộ máy chính quyền cần tiếp tục nghiên cứu, quán triệt một cách sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước các cấp để mỗi cán bộ, đảng viên nắm vững chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện; phải nắm vững mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, nhất là đối với đội ngũ công chức chủ chốt, đối với cấp ủy và người đứng đầu các tổ chức, đơn vị để có đổi mới cách nghĩ, cách làm cho phù hợp với tình hình mới. Quá trình thực hiện phải có sự

82

nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ công chức.

Huyện ủy Phú Xuyên cần xây dựng những văn bản chỉ đạo sâu sắc hơn về công tác ĐTBD công chức cấp huyện. Cần có hệ thống các văn bản nhằm khuyến khích và tạo động lực cho công chức tham gia các lớp ĐTBD, quy định rõ quyền và nghĩa vụ được hưởng của công chức khi tham gia đào tạo, chế độ chính sách đối với công chức được cử đi ĐTBD.

Nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy cơ sở, trước hết phải đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp ra nghị quyết theo hướng ngắn gọn, thiết thực, mang tính khả thi cao, xác định khâu trọng tâm, trọng điểm để tổ chức thực hiện. Tăng cường, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, giữ gìn kỷ cương, kỷ luật trong việc chấp hành các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đó cần mở rộng dân chủ trong Đảng thông qua cơ chế đối thoại giữa lãnh đạo của Đảng và đội ngũ công chức cũng như các tầng lớp nhân dân. Đảng cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân nói chung cũng như đội ngũ CBCC nói riêng để ra những chỉ chỉ thị, nghị quyết phù hợp với tình hình.

Bên cạnh đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng cũng cần nâng cao năng lực lãnh đạo quản lý của bộ máy chính quyền cấp huyện. Đây là đội ngũ trực tiếp xây dựng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.

Thứ hai, rà soát, sửa đổi và xây dựng hệ thống các văn bản của huyện về công tác ĐTBDcông chức.

Thông qua quá trình tổng kết và rút kinh nghiệm trong hoạt động thực tế về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, UBND huyện Phú Xuyên cần đề xuất những ý kiến sửa đổi, bổ sung thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện cho phù hợp yêu cầu quản lý hiện nay. Song song với quá trình rà

83

soát, hệ thống hóa văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức nói chung và đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp

huyện nói riêng. Qua số liệu cung cấp phần thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, có thể nói số lượng các văn bản pháp luật được ban hành về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện ở huyện còn hạn chế và chỉ mới được quan tâm tập trung ở một số lĩnh vực. Vì vậy, trên cơ sở các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, UBND huyện cần đẩy mạnh hoạt động xây dựng ban hành hệ thống các văn bản để kịp thời chỉ đạo, triển khai việc thực hiện hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện. Cụ thể hóa các quy định của Trung ương áp dụng vào tình hình cụ thể ở địa phương để hướng dẫn UBND huyện xây dựng quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng hiệu quả hoạt động của UBND huyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện.

Quan tâm đến đội ngũ công chức làm công tác tham mưu xây dựng các văn bản về công tác ĐTBD. Tổ chức cho đội ngũ này tham gia các lớp học tập, trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu các các quy định mới, văn bản chỉ đạo mới để từ đó rút ra và xây dựng những văn bản phù hợp với tình hình địa phương. Văn bản xây dựng sẽ sát thực hơn, nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện tránh được tối đa tình trạng văn bản được ban hành với nội dung

chung chung, không có tính mới và không phù hợp với tình thực tế tại huyện.

Thứ ba, cần chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện trong từng năm và cả giai đoạn phù hợp với tình hình địa phương; gắn bồi dưỡng về chính trị chuyên môn với giáo dục phẩm chất, ý thức tinh thần trách nhiệm của công chức; tăng cường đào tạo theo vị trí việc làm. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đổi mới phương pháp giảng dạy; tăng cường

84

quản lý chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho đào tạo. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện ở đây bao gồm cả chất lượng đội ngũ công chức tham mưu xây dựng văn bản QPPL và chất lượng công chức cấp huyện thừa hành và thực hiện pháp luật. Có thể nói con người luôn là yếu tố quyết định thành công hoặc thất bại của mọi vấn đề. Vì vậy, nâng cao được chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện ở huyện Phú Xuyên sẽ quyết định đến chất lượng, hiệu quả thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện sẽ được tăng cường.

Thứ tư tăng cường sự phối hợp của cơ quan tham mưu thực hiện công tác ĐTBD công chức huyện Phú Xuyên.

Đó là sự phối hợp giữa cơ quan của Đảng và Chính quyền. Cụ thể là sự phối hợp thực hiện của Ban Tổ chức Huyện ủy, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện và phòng Nội vụ. Cần xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện nhiệm vụ ĐTBD công chức huyện, quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm trong việc xây dựng hoàn thiện thể chế ĐTBD công chức cấp huyện. Từ đó xây dựng được hệ thống các văn bản và tổ chức ĐTBD công chức được sát thực, tránh tình trạng chồng chéo các văn bản và nội dung ĐTBD.

Khuyến khích sự tham gia nghiên cứu, phản biện của nhiều tổ chức, cá nhân bên ngoài cơ quan chủ trì, tránh tình trạng làm khoa học khép kín trong

việc phối hợp xây dựng hệ thống các văn bản về công tác ĐTBD. Mở rộng, trong nghiên cứu - đào tạo, bồi dưỡng là một cách làm tốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự sáng tạo của công tác này.

Thứ năm,Xây dựng cơ chế, chính sách đồng bộ tạo sự gắn kết chặt chẽ trong công tác ĐTBD công chức với công tác bổ nhiệm, quản lý sử dụng công chức, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.

85

Trong công tác cán bộ hiện nay việc giải quyết tốt mối quan hệ giữađào tạo và sử dụng trở thành vấn đề cấp thiết và quan trọng đối với các cơ quan hành chính. Phải thực hiện được phương thức quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, đánh giá, đãi ngộ, bổ nhiệm, luân chuyển, quản lý và phát triển cán bộ thực sự có quan hệ hữu cơ, có căn cứ vào kết quả quá trình đào tạo, bồi dưỡng, cống hiến của mỗi người và cơ quan quản lý cán bộ có thể đánh giá, định lượng, cập nhật thường xuyên các kết quả này. Đó cũng chính là đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng giữa sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quy hoạch, sử dụng cán bộ và sự triển khai thực hiện của Chính quyền trong việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng công chức trong việc lựa chọn những người đủ năng lực, trình độ đáp ứng nhu cầu thực hiện công việc trong tình hình mới.

86

Tiểu kết Chƣơng 3

Trên cơ sở đánh giá thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội, luận văn đã xây dựng hai

nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện,

một nhóm cho các địa phương trên cả nước; một nhóm cho riêng huyện Phú

Xuyên, thành phố Hà Nội.

Có thể nói việc hoàn thiện thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức sẽ giúp cho việc nâng cao trình độ của công chức cấp huyện được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục và góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động công vụ của công chức cấp huyện.

Việc hoàn thiện thể chế ĐTBD công chức huyện Phú Xuyên là cơ swor tạo sự gắn kết và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tham mưu thực hiện công tác ĐTBD của huyện. Thể hiện vai trò lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện đối với công tác ĐTBD công chức, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức huyện, xây dựng đội ngũ kế cận có trình độ và

87

KẾT LUẬN

Hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện nói chung

và công chức tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là một nhiệm vụ rất quan trọng trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế thúc đẩy nhanh tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ công chức có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ đáp ứng những đòi hỏi của thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

Trên cơ sở khoa học, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung nhất của thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện: đưa ra quan niệm về công chức, quan niệm về đào tạo, bồi dưỡng, vai trò của đào tạo, bồi

dưỡng, quan niệm về thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, vai trò và các yếu tố ảnh hưởng tới thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.

Trên cơ sở những kiến thức lý luận chung nhất về thế chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, từ đó luận văn đưa ra những đánh giá thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay. Trên cơ sở đóchỉ ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong thực hiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức tại huyện

Phú Xuyên; luận văn đã xây dựng hai nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện thế chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện nói chung và công chức tại huyện Phú Xuyên nói riêng. Đây chính là hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng công chức, với mục đích tạo ra đội ngũ công chức có năng lực và trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, nâng cao hiệu quả công vụ trong thời gian tới tại huyện Phú Xuyên nói riêng và cả nước nói chung.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Tổ chức Trung ương (1999 - 2000), Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp tỉnh, thành phố trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ;

2. Bộ Nội vụ (2010), Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 quy định về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;

3. Bộ Nội vụ (2011), Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 quy định về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ- CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

4. Bùi Đoàn Dũng (2007), Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính theo yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội,Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh;

5. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 quy định về đào tạo, bồi dưỡng công chức;

6. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 về việc ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020;

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 quy định về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức;

8. Chính phủ (2014), Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

89

9. Chính phủ (2016), Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 quy định về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;

10. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Hành chính công, Giáo trình,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

11. Học viện Hành chính Quốc gia (2007), Quản lý nguồn nhân lực xã hội,

Giáo trình, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

12. Học viện Hành chính Quốc gia (2010), Tổ chức Hành chính Nhà nước,

Giáo trình, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội;

13. Hội đồng biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nxb Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội;

14. Lại Đức Vương (2009), Quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia;

15. Ngô Thành Can (2010), Những yêu cầu cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Tạp chí Tổ chức nhà nước, Bộ Nội vụ;

16. Ngô Thành Can (2014), Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Nxb Lao động, Hà Nội;

17. Ngô Thị Thu Minh (2012), Đào tạo, bồi dưỡng công chức các cơ quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)