Yếu tố con người

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 40 - 41)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức

1.3.4. Yếu tố con người

Con người luôn được xem là trung tâm của mọi vấn đề, là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực. Bởi lẽ chính con người sẽ quyết định sự tồn tại của tất cả. Trong quá trình xây dựng thể chế chúng ta phải ln hướng tới yếu tố này, bởi lẽ khơng thể nào áp đặt những gì ta nghĩ để buộc người khác phải thực hiện mà tất cả những yếu tố đó phải hướng đến cơng chức cấp huyện. Vì lẽ đó, khi xây dựng thể chế phải đặt con người vào trung tâm để đưa ra những chuẩn mực hành vi phù hợp. Sự áp đặt cứng nhắc là điều tối kỵ trong một xã hội, trong một tổ chức, đặc biệt là đối với nước ta một nhà

33

nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Con người ở đây trước hết chính bản thân đội ngũ cơng chức cấp huyện. Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện được ban hành và điều chỉnh như thế nào phải xuất phát từ đặc điểm và trình độ, năng lực, nhận thức của đội ngũ công chức cấp huyện. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn đều không phù hợp. Mặt khác, con người ở đây được hiểu là tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp huyện. Mức độ hồn thành thể chế, sự phù hợp giữa thực thể chế với yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế. Năng lực lập pháp, lập quy thể hiện ở việc nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản về đào tạo, bồi dưỡng công chức phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)