Nâng cao chất lượng, đổi mới quy trình xây dựng thể chế đào tạo,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

tạo,bồi dưỡng công chức cấp huyện

Hiện nay, việc xây dựng văn bản QPPL về cán bộ, công chức nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói riêng còn nhiều bất cập về quy trình dẫn đến tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn cũng như bất cập về nội dung và hình thức các văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức. Việc giám sát trong quá trình xây dựng văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện chưa chặt chẽ đã dẫn đến tình trạng “địa phương hóa” trong các văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.

Để khắc phục tình trạng trên, đồng thời nâng cao chất lượng văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện cần đổi mới quy trình lập quy theo hướng đảm bảo tính dân chủ, hợp lý, khai thác tối đa trí tuệ của nhân dân trong hoạt động xây dựng pháp luật, đặc biệt là phát huy vai trò phản biện xã hội của chính đội ngũ công chức cấp huyện trong quá trình xây dựng thế chế. Về lý luận, xây dựng pháp luật là hoạt động phức hợp do nhiều chủ thể có vị trí, chức năng và quyền hạn khác nhau tiến hành, nhằm đặt ra các quy

77

tắc pháp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Đây là hoạt động sáng tạo có tính phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể khi tham gia vào quy trình này. Do đó, có một hệ thống pháp luật tiên tiến, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển của đất nước thì trong hoạt động xây dựng pháp luật đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa lý luận và thực tiễn. Ở nước ta, việc soạn thảo các văn bản luật thường được giao cho một nhóm các chuyên gia pháp luật hoặc chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành đang làm việc tại một Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điều chỉnh chủa Luật đó. Vì vậy, các văn bản luật thực sự được khách quan, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của

nhân dân. Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị Về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã khẳng định “Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựng pháp luật. Có cơ chế thu hút các chuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoặc định chính sách pháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật. Xác định cơ chế phản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật”.

Tuy nhiên, vấn đề tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân không chỉ là lấy ý kiến một cách chung chung mà cần xây dựng một cơ chế phản biện xã hội và thu hút sự tham gia của các chủ thể cụ thể vào các công đoạn khác các quy định pháp luật về công chức cấp huyện, phát huy vai trò phản biện của chính đội ngũ công chức này hết sức cần thiết. Với tư cách là đối tượng tác động của các quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, sự phản biện của đội ngũ công chức cấp huyện sẽ giúp cho quá trình xây dựng các quy định pháp luật tránh được sự chồng chéo và không phù hợp với thực tiễn.

78

Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng đội ngũ tham mưu và ban hành văn bản pháp luật đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện. Khi xây dựng pháp luật các chủ thể tham gia xây dựng pháp luật phải am hiểu vấn đề cần điều chỉnh, nắm bắt được những hạn chế, vướng mắc của vấn đề trong thực tế để có thể đề ra được những giải pháp đúng đắn. Các chủ thể xây dựng pháp luật phải có những kiến thực thực tiễn sâu sắc hơn về vấn đề đang cần điều chỉnh, để từ đó có được giải pháp hợp lý nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)