Cấu thành thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

1.2. Quan niệm về thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức cấp huyện

1.2.3. Cấu thành thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện

1.2.3.1. Văn bản pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện

Hệ thống văn bản QPPL là tập hợp các văn bản QLNN chứa đựng các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục do luật định, mang

tính quyền lực nhà nước nhằm thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Hệ thống văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là tập hợp các văn bản chứa đựng các QPPL điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức do các cơ quan cấp huyện có thẩm quyền ban hành theo đúng nguyên tắc, trình tự và thủ tục do luật định, mang tính quyền lực nhà nước, buộc các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện, văn bản đó làm phát sinh các hệ quả pháp lý.

Thường đối với cấp huyện, HĐND và UBND là các cơ quan có thẩm quyền cao nhất để ban hành các văn bản quy phạm để điều chỉnh các mối quan hệ và các hoạt động liên quan tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức cấp huyện. Các văn bản hướng dẫn cụ thể các văn bản QPPL

của cấp trên, văn bản quy định về chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện, các văn bản cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng, các

28

văn bản quy định chế độ cho công chức cấp huyện tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn phù hợp với quy định của nhà nước.

1.2.3.2. Tổ chức bộ máy quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện

Cơ cấu tổ chức bộ máy Quản lý nhà nước (QLNN) về đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp huyện là hệ thống quản lý hồn chỉnh về cơ cấu tổ chức, xác định rõ chức năng nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của từng cơ quan trong hệ thống, đội ngũ chuyên gia và nhân viên đang hoạt động trong hệ thống nhằm đạt được mục tiêu của hệ thống đã đề ra.

Tổ chức bộ máy QLNN về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện gồm những công việc sau:

Xác định cơ cấu tổ chức của hệ thống và phân cấp quản lý, điều hành cũng như mối quan - Cơ sở ĐTBD - cơ quan quản lý, sử dụng công chức luôn cần những cơ sở khoa học và thực tiễn về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Xác định nhiệm vụ thiết kế, quản lý và thực hiện, phối hợp, giám sát, theo dõi đánh giá và tất cả những việc khác liên quan đến nội dung quản lý và quy trình quản lý đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp huyện.

Quy định cụ thể mối quan hệ qua lại, lệ thuộc lẫn nhau và những sự tương tác giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống QLNN về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cơng chức cấp huyện do Phịng Nội vụ huyện trực tiếp quản lý và thực hiện, Phòng chịu sự chỉ đạo, giám sát theo

chiều dọc từ Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ thành phố Hà Nội và sự quản lý theo chiều ngang của UBND, HĐND thành phố và UBND, HĐND huyện. Vì vậy, để thực hiện tốt hoạt động đào tạo, bồi dưỡng này cần có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan cấp trung ương và địa phương thì cơng tác đào tạo, bồi

29

dưỡng công chức mới đạt được hiệu quả cao. Ngồi ra, đó cịn là sự phối kết hợp giữa Phòng Nội vụ huyện với các cơ quan chuyên môn khác, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng công chức trong cả nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)