Khái quát về huyện Phú Xuyên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam

thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Với vị trí địa lý như vậy, huyện Phú Xuyên là cửa ngõ trong giao thương với các huyện ngoại thành và các tỉnh phía Nam thành phố Hà Nội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Dân số toàn huyện có trên 20 vạn người, tỷ lệ lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động. Huyện có 26 xã, 02 thị trấn; 157 thôn,

cụm dân cư.

Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng

2000ha.

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Bộ mặt nông thôn Phú Xuyên từng bước phát triển:

38

- Về kinh tế xã hội: Kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,27%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tiếp tục phát triển; nông nghiệp, thủy sản tiếp tục được quan tâm đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để tăng thêm giá trị, giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 2,86% năm; Thương mại, dịch vụ, du lịch, bưu chính viễn thông, điện lực, vận tải, tài chính, ngân hàng và kho bạc nhà nước phát huy vai trò tích cực trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Về Văn hóa xã hội: Tiếp tục phát triển, các thiết chế văn hóa ở cơ sở từng được quan tâm đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, có 117/158 thôn xóm, khu dân cư có nhà văn hóa; 100 % thôn xóm, khu dân cư đã xây dựng

quy ước nông thôn mới. Lĩnh vực giáo dục đạt được kết quả tích cực, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giáo được chú trọng đầu tư, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp trung bình hàng năm đạt 97,2-99,6%.

- Về an ninh quốc phòng: được củng cố tăng cường và có sự chuyển biến tích cực, Tình hình Quốc phòng – An ninh được đảm bảo và giữ vững, lực lượng nòng cốt cùng nhân dân đã chủ động đấu tranh chống phá mọi âm mưu chống phá Đảng, chế độ và các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần giữa vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Định hướng phát triển kinh tế của huyện Phú Xuyên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XXIV đã đề ra đó là: Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; Nông nghiệp chiếm 26%; Thương mại -dịch vụ chiếm 34%. Thu ngân sách tăng 15% trở lên. Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá ổn định, bền vững, tạo nên giá trị sản xuất cao trên một ha canh tác để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố. Tập trung xây dựng khu công nghiệp phụ trợ phía Nam

39

Thủ đô Hà Nội với quy mô khoảng 500 ha, Phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là các nghề truyền thống của địa phương để giải quyết công ăn việc

làm cho nhân dân.

Trong những năm tới Huyện ủy, HĐND và UBND huyện xác định huyện Phú Xuyên vẫn là huyện phát triển kinh tế nông nghiệp là chính, theo hướng phát triển sản suất nông nghiệp toàn diện, hiện đại và bền vững, phát huy lợi thế của vùng, lấy khoa học công nghệ làm mũi nhọn, đột phá. Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và chế biến nông sản, chính sách hỗ trợ cho người sản xuất. Gắn phát triển nông nghiệp với mô hình xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn, tạo sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế

- xã hội trên địa bàn huyện xứng đáng là huyện Anh hùng, cửa ngõ phía Nam thủ đô nghìn năm tuổi.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)