Phương phápđịnh lượng GOODWILL

Một phần của tài liệu 632 hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 36)

1.5. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp

1.5.2. Phương phápđịnh lượng GOODWILL

Cơ sở lý luận:

Theo từ điển Oxford: GOODWILL là đặc lợi do người bán một DN cấp cho người mua trong một thương vụ với sự công nhận là người kế nghiệp của mình, là sự sở hữu của một dạng thức có sẵn liên kết với các khách hàng, được coi như một bộ phận riêng biệt trong giá trị có thể bán của một DN.

Theo IVSC: GOODWILL là tài sản vô hình phát sinh do danh tiếng, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng, địa điểm, sản phẩm và các nhân tố tương tự mang lại các lợi ích kinh tế.

Từ đó, ta rút ra được ba đặc tính cơ bản của GOODWILL là:

- GOODWILL là tài sản vô hình và khó xác định.

- GOODWILL chỉ có giá trị thị trường khi nó có thể chuyển giao được.

- GOODWILL có tính chất độc lập với các tài sản khác.

Cách xác định:

Công thức:

L0= ANC + GW

Trong đó:

- L0: Giá trị DN

- ANC: Giá trị tài sản thuần

- GW: Giá trị tài sản vô hình, còn gọi là lợi thế thương mại và được xác định căn cứ vào giá trị hiện tại các khoản phải thu do tài sản vô hình tạo ra, tức là bằng giá trị hiện tại các khoản lợi nhuận thặng dư dự kiến trong tương lai:

Tên phương pháp

Tỷ suất sinh lợi bình thường của tài sản (r)

Lợi nhuận (Bt) Tài sản đầu tư vào kinh doanh (At) Hiệp hội chuyên gia kế toán châu Âu (UEC) Chi phí sử dụng vốn

bình quân Lợi nhuận sauthuế trước lãi vay

Tổng giá trị tài sản (không phân biệt tài

sản được tài trợ bằng nguồn vốn nào) Anglo - Saxons Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu

Lợi nhuận thuần Giá trị tài sản thuần được đánh giá lại CPNE (Vốn thường xuyên cần thiết cho kinh doanh) Chi phí sử dụng vốn bình quân tính riêng cho các nguồn tài trợ dài hạn

và trung hạn

Lợi nhuận sau thuế trước lãi vay trung và dài

hạn Vốn thường xuyên được tài trợ bằng các nguồn ổn định (dài hạn và trung hạn)

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

GW n =∑ t=1 Bt-r.At (1 + Ot Trong đó:

- Bt: Lợi nhuận năm t của DN

- At: Giá trị tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh năm t

- r: Tỷ suất lợi nhuận bình thường tài sản đưa vào sử dụng năm t

- r. At: Lợi nhuận bình thường của tài sản năm t

- Btr. At: Siêu lợi nhuận năm t

- ĩ: Tỷ lệ chiết khấu

- n: Số năm chiết khấu (thường 3-5 năm)

Việc lựa chọn các tham số Bt, r,At được tổng hợp theo ba phương pháp sau đây:

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

Tóm lại, tỷ suất sinh lợi bình thường r thường được tính bằng tỷ suất lợi nhuận trung bình của các DN cùng ngành kinh doanh; Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh At là giá trị tài sản thuần được đánh giá lại; Lợi nhuận Bt được tính bằng lợi nhuận sau thuế năm t của DN cần định giá.

GOODWILL là phương pháp được đánh giá tiến bộ hơn phương pháp giá trị tài sản thuần, tuy nhiên phương pháp này vẫn còn tồn tại một số hạn chế cụ thể như sau:

Ưu điểm:

Thứ nhất, phương pháp định lượng GOODWILL là phương pháp duy nhất xác định giá trị tài sản vô hình của DN cho đến nay và có cơ sở lý luận vững chắc nhất.

Thứ hai, GOODWILL tạo nên lợi thế khá lớn cho các chuyên gia thẩm định giá thông qua việc bù trừ các sai sót có thể xảy ra khi đánh giá lại giá trị tài sản thuần của DN.

Thứ ba, phương pháp này phù hợp với các DN có lịch sử lâu đời hoặc có tài sản gắn với thương hiệu nổi tiếng, chiếm thị phần cao.

Nhược điểm:

Thứ nhất, phương pháp này vừa mang nhược điểm của phương pháp giá trị tài sản thuần, vừa có hạn chế của phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai.

Thứ hai, ta có thể thấy chỉ một sự thay đổi nhỏ của r thì lợi nhuận bình thường của tài sản sẽ được khuếch đại lên một lượng rất lớn. Nghĩa là GOODWILL có biên độ dao động lớn trước những thay đổi của r. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn các thông số khi sử dụng phương pháp này.

Đối tượng áp dụng:

Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loại hình doanh nghiệp có lịch sử lâu đời hoặc doanh nghiệp có sản phẩm gắn với thương hiệu nổi tiếng, chiếm thị phần cao và được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

Một phần của tài liệu 632 hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w