1.5. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp
1.5.5. Phương pháp so sánh
Cơ sở lý luận:
Phương pháp so sánh là phương pháp ước tính GTDN dựa trên những DN tương tự đã được định giá trên thị trường. Khi xác định GTDN theo phương pháp này, cần quan tâm hai yếu tố:
Một là, phải tiêu chuẩn hóa hệ số so sánh:
- Hệ số giá/Thu nhập (P/E) được xác định bằng: Giá hiện hành của cổ phiếu (P)/ Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS)
- Hệ số giá/Giá trị ghi sổ(P/B) được xác định bằng: Giá hiện hành của cổ phiếu (P)/ Giá trị ghi sổ của cổ phiếu (BV)
- Hệ số giá/Doanh thu (P/S) được xác định bằng: Giá hiện hành của cổ phiếu (P)/ Doanh thu trên mỗi cổ phần (S)
Hai là, phải tìm những DN tương đồng với DN đang được định giá. Đây là điều không dễ vì các DN không hoàn toàn giống hệt nhau.
Cách xác định:
Các bước tiến hành:
Bước 1: Xác định hệ số so sánh một cách thống nhất và đồng nhất giữa các công ty lựa chọn để so sánh.
Bước 2: Xem xét các đặc điểm phân bổ của hệ số so sánh, không chỉ giữa các công ty trong ngành mà còn trên toàn thị trường.
Bước 3: Phân tích hệ số so sánh để biết được các yếu tố cơ bản xác định hệ số so sánh và sự thay đổi của các yếu tố này tác động thế nào tới hệ số so sánh.
Bước 4: Lựa chọn đúng đắn các công ty để so sánh, kiểm soát và hạn chế sự khác biệt giữa các công ty này.
Các phương pháp so sánh:
- Phương pháp P/E
- Phương pháp P/B
- Phương pháp P/S
So với các phương pháp đã được đề cập ở trên, phương pháp so sánh được đánh giá cho kết quả sát nhất đối với thị trường. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật,
Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan
phương pháp này vẫn còn tồn tai một số hạn chế cần phải cân nhắc khi áp dụng xác định giá trị doanh nghiệp.
Ưu điểm:
Thứ nhất, phương pháp so sánh tốn ít thời gian hơn phương pháp chiết khấu dòng tiền. Đây là phương pháp đơn giản, tuy nhiên cần tuân thủ các điều kiện khi lựa chọn doanh nghiệp so sánh tránh dẫn đến kết quả sai lệch.
Thứ hai, do phương pháp này tuân theo tín hiệu thị trường nên nó phản ánh đúng thực tế thị trường đối với giá trị doanh nghiệp được định giá và dễ dàng bảo vệ giá trị cần được mua bán.
Thứ ba, những nước có thị trường chứng khoán phát triển phù hợp nhất với phương pháp này bởi nó cho phép ước lượng một cách tương đối nhanh chóng giá trị doanh nghiệp.
Nhược điểm:
Thứ nhất, do không có bất kì doanh nghi ệp nào hoàn toàn giống nhau nên khi áp dụng phương pháp so sánh, việc lựa chọn doanh nghiệp để so sánh khá khó khăn, mất nhiều thời gian và có thể dẫn đến sai sót nếu không cẩn thận.
Thứ hai, phương pháp không tính tới giá trị tương lai của DN cũng như bỏ qua các biến quan trọng như rủi ro, tăng trưởng hoặc dòng tiền.
Đối tượng áp dụng:
Thường áp dụng đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán vì dễ dàng xác định được tỷ số P/E của doanh nghiệp.