bán sáp nhập doanh nghiệp
Hiện nay do nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế thế giới, rất nhiều các doanh nghiệp và cá nhân muốn thông qua hình thức mua bán sáp nhập doanh nghiệp để thực hiện mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực mà mình có lợi thế hoặc gia nhập vào phát triển tại thị trường Việt Nam. Thẩm định giá doanh nghiệp là một công việc hết sức quan trọng và có tác động mạnh đến kết quả của các thương vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Kết quả của việc thẩm định giá doanh nghiệp sẽ làm cơ sở cho việc thỏa thuận giao dịch mua bán sáp nhập doanh nghiệp.
Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan
Đối với mỗi chủ thể khác nhau trên thị trường thì việc tiếp cận giá trị doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp cũng với những mục đích khác nhau.
Đối với bên mua: Đối với bên mua hay còn gọi là nhà đầu tư thì luôn mong muốn đồng vốn đầu tư của mình không những được bảo toàn mà còn phải có lãi với từng mức độ rủi ro khác nhau. Do đó, việc thẩm định giá doanh nghiệp là một cơ sở quan trọng cho nhà đầu tư ra các quyết định của mình. Nhà đầu tư sẽ trả lời được các câu hỏi: Có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không; Với mức giá mua bao nhiêu là hợp lý. Bên cạnh đó những thông tin nhận được trong quá trình thẩm định giá sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được một phần tiềm năng phát triển của công ty trong tương lai cũng như là lợi nhuận nhận được từ thương vụ mua bán sát nhập doanh nghiệp.
Đối với bên bán: Việc thẩm định giá doanh nghiệp sẽ giúp bên bán hay còn gọi là chủ sở hữu biết rõ được giá trị thực tế của doanh nghiệp, dựa vào đó làm cơ sở thực hiện việc “chào hàng” hay thực hiện phương án mời thầu. Từ đó họ có thể lập được các kế hoạch, chiến lược phát triển trong tương lai cho doanh nghiệp, là căn cứ đưa ra quyết định bán phù hợp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã tổng quát những lý luận cơ bản về doanh nghiệp, thẩm định giá doanh nghiệp và hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Việc xác định giá trị doanh nghiệp là một trong những cơ sở để thực hiện hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp, góp phần tạo nên thành công cho mỗi thương vụ.
Tuy nhiên khi áp dụng lý luận vào thực tiễn, mỗi công ty thẩm định giá lại có các cách nhìn nhận, khai thác thực hiện quy trình và áp dụng các phương pháp khác nhau. Điều này phụ thuộc vào từng đặc điểm của từng công ty thẩm định giá, mục đích và doanh nghiệp cần thẩm định giá cụ thể. Trong chương 2, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về quy trình, phương pháp, tổ chức thẩm định giá doanh nghiệp qua thực trạng hoạt động thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty Thẩm định giá IVC Việt Nam và từ đó nhận xét được những ưu nhược điểm của công ty IVC và nguyên nhân.
Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦM THẨM
ĐỊNH GIÁ IVC VIỆT NAM