Giải pháp hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá doanh

Một phần của tài liệu 632 hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 77)

nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty IVC Việt Nam

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình thẩm định giá

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho hoạt động TĐGDN

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

Thực tế, trong quy trình thực hiện TĐGDN phục vụ M&A luôn đòi hỏi phải có một khối lượng thông tin đầy đủ và chính xác được cung cấp. Do tính chất phức tạp của vấn đề, nên các phương pháp định giá đưa ra cho thấy thông tin được cung cấp phải đạt được độ tin cậy ở mức độ cần thiết và cần có cơ sở tin cậy để tham chiếu và xử lý thông tin. Vì vậy, bên cạnh thông tin, số liệu được cung cấp bởi khách hàng, công ty IVC cần nghiêm túc thực hiện xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về giá hoàn chỉnh.

Chú ý đến công tác lên kế hoạch TĐGDN trước khi bắt đầu xác định GTDN

Hoàn thiện các bước trong quy trình TĐGDN phục vụ hoạt động M&A là vô cùng cần thiết, nhất là việc lên kế hoạch TĐGDN trước khi thực hiện xác định GTDN. Có thể nói định TĐGDN phục vụ M&A là hoạt động tương đối phức tạp, có khối lượng công việc tương đối lớn, đòi hỏi nhiều thẩm định viên cùng tham gia. Do đó, để hoạt động TĐGDN mang lại hiệu quả cao, nhanh chóng kịp thời, nâng cao năng suất, giảm áp lực lên các TĐV, công ty IVC cần chú trọng đến việc lên kế hoạch TĐGDN trước khi bắt đầu một thương vụ.

Xây dựng quy trình cụ thể cho hoạt động TĐGDNphục vụ M&A

Để có thể hoàn thiện hơn về hoạt động TĐGDN phục vụ M&A, Công ty IVC nên đưa ra, xây dựng một quy trình cụ thể, chi tiết cho từng phương pháp được áp dụng. Qua đó, các TĐV trong công ty có thể dễ dàng tiến hành công việc theo quy trình để có thể đưa ra kết quả chính xác, có độ tin cậy cao, chiếm được sự tín nhiệm tin tưởng của mọi thành phần khách hàng.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện phương pháp thẩm định giá

Hoàn thiện phương pháp định giá theo giá trị tài sản

Hiện nay, trong hầu hết trong hầu hết các thương vụ TĐGDN phục vụ cho những mục đích khác nhau đặc biệt là M&A, phương pháp giá trị tài sản là phương pháp được công ty IVC thường xuyên sử dụng. Về cơ bản, đây là một phương pháp nhanh chóng, đơn giản xác định GTDN dựa trên tổng giá trị tài sản trên thực tế của DN trừ đi các khoản NPT. Tuy nhiên, thực tế việc xác định giá trị của từng tài sản cấu thành nên giá trị doanh nghiệp khá là khó khăn.

Để xác định giá trị doanh nghiệp khi áp dụng phương pháp giá trị tài sản có kết quả đúng đắn, chính xác công ty IVC cần cải thiện, linh hoạt khi thực hiện đánh

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

giá lại giá trị tài sản, không chỉ nên dựa vào số liệu sổ sách được cung cấp. Phương pháp so sánh thị trường mà công ty IVC dang sử dụng là một phương pháp rất hữu dụng, cho độ chính xác khá cao. TĐV có thể linh động thực hiện việc xác định lại giá trị của tài sản dựa trên nguyên giá của những tài sản được sản xuất tại các nước khác tương đương hoặc khác khác năm sản xuất. Có thể nói, ngày nay với nguồn dữ liệu đa dạng, thông tin về các loại MMTB, công cụ cụng cụ, phương tiện ở các nước trên thế giới với các chức năng khác nhau rất phong phú. Vì vậy, TĐV có thể linh hoạt sử dụng những nguồn dữ liệu này để điều chỉnh xác định lại giá trị của tài sản.

Chú trọng đến xác định giá trị tài sản vô hình

Không thể phủ nhận rằng giá trị của TSVH góp phần quan trọng trong việc xác định GTDN. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy công ty IVC chưa thực sự quan tâm đề cao đến giá trị của TSVH làm cho việc TĐGDN phục vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp còn mang tính chất chủ quan, không thực sự chính xác ảnh hưởng đến việc ra quyết định của khách hàng.

Do đó, IVC cần chú trọng đến việc xác định giá trị của tài sản vô hình đặc biệt là xác định giá trị thương hiệu của DN yêu cầu thẩm định giá. Căn cứ vào tùy từng loại tài sản vô hình, các cơ sở dữ liệu, thời điểm TĐGDN, mục đích TĐGDN mà TĐV có thể lựa chọn áp dụng các phương pháp hợp lý.

Tăng cường kết hợp áp dụng nhiều phương pháp trong quá trình xác định giá doanh nghiệp

Thực tế, vì nhiều lý do như tốn kém chi phí hay thời gian hạn hẹp nên phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp phổ biến nhất thường hay được sử dụng ở công ty là phương pháp tài sản. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, không có phương pháp nào đưa ra một kết quả chính xác tuyệt đối và cũng không có DN được định giá nào mang đầy đủ điều kiện để các thẩm định viên khi thực hiện tiến hành thẩm định giá áp dụng một phương pháp nhất định. Ví dụ khi sử dụng phương pháp tài sản thì tuy có thể xác định chỉ ra rõ giá trị của tài sản cụ thể cấu thành nên giá trị doanh nghiệp tuy nhiên nó gần như không đề cập đến giá trị của tài sản vô hình, không cung cấp được các thông tin cần thiết quan trọng cho các doanh nghiệp có nhu cầu mua bán sáp nhập như đánh giá về triển vọng khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

Vì vậy, IVC nên áp dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp để có thể bù trừ các sai sót trong quá trình định giá. Mỗi phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau có thể đưa ra nhiều kết quả khác nhau, thẩm định viên phải đưa ra kết quả phù hợp giúp khác hàng, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

3.2.3. Một số giải pháp khác

Không thể phủ nhận rằng yếu tố con người luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện hoạt động TĐGDN. Để đạt được hiệu quả tốt nhất khi thực hiện một thương vụ TĐGDN phục vụ hoạt động M&A, IVC cần chú trọng nâng cao không chỉ về chuyên môn mà còn về đạo đức hành nghề cho các nhân viên.

Tuy nhiên việc đưa ra các tiêu thức chung để đánh giá chuyên môn và đạo đức của nhân viên không hề đơn giản, vì vậy IVC cần phải thực hiện tốt vai trò quan trọng của mình trên các mặt:

Thứ nhất, tổ chức đào tạo đội ngũ các TĐV chuyên nghiệp, nhất là đối với những nhân viên mới vào nghề. Do tính chất đặc thù nghề nghiệp nên công ty IVC cần đặc biệt chú trọng về đào tạo đạo đức hành nghề trước khi đào tạo chuyên môn.

Thứ hai, đẩy mạnh hỗ trợ, kết hợp với các trường đại học trên cả nước về đào tạo sinh viên chuyên ngành thẩm định giá tài sản. Hiện nay, công ty đã hợp tác với trường Học viện ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân mang lại cơ hội cho các sinh viên năm 3 và năm 4 có đam mê, nhiệt huyết với nghề được thực tập tại công ty IVC. Ngoài ra, Công ty IVC có thể mở rộng liên kết với nhiều trường đại học khác có đào tạo chuyên ngành TĐGDN, tạo ra nhiều cơ hội hơn cho các sinh viên đang theo học tại trường.

Thứ ba, chủ động lên kế hoạch, phân công công việc phù hợp, chuyên môn hóa nhân sự theo từng lĩnh vực cụ thể. Qua đó, TĐV có thể nghiên cứu sâu vào từng lĩnh vực thuộc phụ trách của mình, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp hiệu quả, tránh xảy ra tình trạng quá tải công việc làm giảm hiệu suất làm việc.

Thứ tư, Công ty IVC cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu KPI để đánh giá hiệu quả hoạt động của các nhân viên. Hệ thống chỉ tiêu bao gồm các yếu tố như: Thời gian thực hiện hợp đồng, số lượng hợp đồng đã tiến hành, thái độ làm việc, khả

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

năng xử lý các tình huống, ... Qua đó, Công ty IVC có thể dễ dàng đánh giá được năng suất, hiệu quả trong công việc của nhân viên, nắm bắt được ưu nhược điểm của từng nhân viên để có thể sửa chữa, khắc phục.

Một phần của tài liệu 632 hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w