Phương pháp chiết khấudòng cổ tức (DDM)

Một phần của tài liệu 632 hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 37)

1.5. Phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp

1.5.3. Phương pháp chiết khấudòng cổ tức (DDM)

Cơ sở lý luận:

Phương pháp chiết khấu dòng Cổ tức là phương pháp ước tính giá trị DN dựa trên độ lớn các khoản thu nhập mà DN mang lại cho các nhà đầu tư trong tương lai.

Cách xác định: Công thức tổng quát: _ P1 P2 ι ιDn _ V Dt ^0 (1 + r)1 + (1 + r)2 + + (1 + r)n 2-1 (1 + r)t Trong đó: - P0: Giá trị DN

- Dt: Cổ tức dự kiến chia ở năm thứ t của DN

- n: Số năm dự kiến nhận được cổ tức

- r : Tỷ lệ chiết khấu

Tỷ lệ chiết khấu ở đây là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu hoặc tỷ suất sinh lời của cổ đông với cổ phần thường. Tỷ lệ chiết khấu được tính bằng nhiều phương pháp trong đó có phương pháp mô hình định giá tài sản (phương pháp CAPM) được sử dụng phổ biến nhất.

Công thức CAPM: Ri = Rf+ βi(Rm - Rf)

- Ri : Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu của NĐT đối với chứng khoán i

- Rf: Tỷ suất sinh lời phi rủi ro

- Rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng thị trường

- βi: Hệ số rủi ro của chứng khoán i

- (R-m — Df): Mức bù rủi ro thị trường

Để xác định cổ tức (Dt) ta dùng công thức sau:

Dt = Et X PORt

- Dt: Cổ tức cổ phiếu thường năm t

- Et: Thu nhập dành cho cổ phiếu thường năm t

- PORt: Tỷ lệ chi trả cổ tức năm t

Từ cơ sở lý luận và cách xác định trên ta có thể thấy được những ưu điểm và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng cổ tức.

FCFFt

( 1 + WACC )t

Khoá luận Tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Tuyết Lan

Ưu điểm:

Thứ nhất, đây là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần.

Thứ hai, mô hình phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá GTDN của các NĐT thiểu số.

Thứ ba, phương pháp này khá thích hợp với các DN có chứng khoán được giao dịch trên thị trường, những DN có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá rất cao ở tài sản vô hình.

Nhược điểm:

Thứ nhất, việc dự báo cổ tức không dễ dàng, có thể gặp nhiều khó khăn. Thứ hai, giả định DN tồn tại mãi mãi là giả định không mang tính thực tiễn. Thứ ba, phương pháp này không thể áp dụng đối với những DN không phát hành cổ phiếu.

Thứ tư, với mỗi sự thay đổi các nhân tố trong công thức sẽ dẫn tới những biến động lớn trong kết quả tính toán.

Đối tượng áp dụng:

Phương pháp này khá thích hợp với các doanh nghiệp có chứng khoán được giao dịch trên thị trường, xác định giá trị tài sản thuần gặp nhiều khó khăn và những doanh nghiệp có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá rất cao ở những giá trị vô hình, chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ... Đó cũng là những doanh nghiệp thường đa dạng hóa các hình thức đầu tư chứng khoán nhằm phân tán rủi ro và doanh nghiệp không yêu cầu có sự thay đổi quan trọng nào về vốn hoá trong tương lai.

Một phần của tài liệu 632 hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động mua bán sáp nhập doanh nghiệp tại công ty cổ phần thẩm định giá IVC việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w