“Học thuyết này được Vroom xây dựng dựa trên một số yếu tố tạo động lực trong lao động như: tính hấp dẫn của công việc, mối liên hệ giữa kết quả và phần thưởng, mối liên hệ giữa sự nỗ lực quyết tâm với kết quả lao động của họ
Vroom đã đặt mối quan hệ giữa các yếu tố tạo động lực cho NLĐ trong một tương quan so sánh với nhau, vì vậy để vận dụng lý thuyết này vào trong quá trình quản lý đòi hỏi nhà quản trị phải có trình độ nhất định
Khi con người nỗ lực làm việc họ sẽ mong đợi kết quả tốt đẹp cùng với một phần thưởng xứng đáng. Nếu phần thưởng phù hợp với nguyện vọng của họ thì họ sẽ có tác động tạo ra động lực lớn hơn trong quá trình làm việc tiếp theo.
Kỳ vọng của NLĐ có tác dụng tạo động lực rất lớn cho NLĐ, nhưng để tạo được kỳ vọng cho NLĐ thì phải có phương tiện và tạo điều kiện để thực hiện nó. Những phương tiện này chính là các chính sách, cơ chế quản lý, điều kiện làm việc... mà doanh nghiệp đảm bảo cho NLĐ. Đặc biệt doanh nghiệp khi thiết kế công việc cho NLĐ phải thiết kế phù hợp để họ phát huy được tiềm năng của mình và có thể nhìn thấy kết quả mà họ có thể đạt được.
* Áp dụng của học thuyết
Khi hoạch định chính sách quản trị nhân lực các nhà quản lý nên thể hiện rõ ràng mối quan hệ giữa nỗ lực và thành tích, giữa thành tích, kết quả và phần thưởng, đồng thời cần tạo nên sự hấp dẫn của các phần thưởng đối với nhân viên.
* Ưu điểm, nhược điểm của học thuyết
Ưu điểm
Cung cấp thông tin nhiều hơn để giúp giải thích bản chất của hành vi con người trong công việc cụ thể và nhận thấy những vấn đề của tạo động lực và thực hiện công việc, giải quyết mối quan hệ giữa động lực và quản lý, động lực lao động phát sinh từ kỳ vọng của con người về việc nếu có những nỗ lực sẽ mang lại thành tích thì thành tích đó sẽ mang lại cho họ kết quả, phần thưởng mong muốn.
Nhược điểm
Học thuyết không dễ để hiểu và ứng dụng.