Như đã đưa ra đánh giá về mức độ hài lòng của NLĐ về việc thăng tiến trong công ty thì hiện tại các vị trí công việc tại Kim Anh JSC đều mang tính chất ổn định qua nhiều năm. Vì vậy để có thể xây dựng chính sách thăng tiến cụ thể cho NLĐ, công ty cần kết hợp chính sách thăng tiến với phương án chiến lược phát triển mở rộng kinh doanh.
- Phương án đề xuất:
Kim Anh JSC cần mở rộng phát triển thêm phòng phân phối và phát triển thị trường (đây là một phòng ban chưa được tạo lập tại công ty). Phòng phát triển thị trường sẽ làm nhiệm vụ tìm đầu ra cho hàng hóa, hay nói cách khác là tìm nhu cầu, địa điểm cần hàng hóa của khách hàng để cung cấp, phân phối. Khi đó số lượng đơn hàng sẽ tăng lên, khối lượng công việc tăng theo số lượng đơn hàng. Vì vậy, sẽ cần tuyển dụng thêm người cho các bộ phận, do số lượng công việc tăng đột biến, mà với cơ cấu hiện tại khi tại công ty gần như mỗi một vị trí nhân viên đều chỉ có 01 - 02 người đảm nhiệm (nhân viên hành chính, nhân viên kinh doanh, nhân viên kỹ thuật). Sở dĩ, đưa ra đề xuất này là vì khi mỗi vị trí công việc chỉ bao gồm 01 - 02 nhân viên, lượng việc của mỗi vị trí khá ổn định, nếu như một trong hai người đó thăng tiến lên vị trí mới thì gần như các bộ phận khác đều đã đủ lượng nhân viên tương ứng công việc, dẫn đến tình trạng phải phân chia lại công việc, tuyển thêm người mới vào vị trí vừa có nhân viên thuyên chuyển.
Khi số lượng công việc tăng, nhân công tăng, Kim Anh JSC đã có nhiều hơn số lượng NLĐ trong mỗi bộ phận. Đề xuất chính sách thăng tiến như sau:
Khi công ty có vị trí cán bộ trung gian còn trống, dựa trên kết quả làm việc theo từng năm, trưởng bộ phận hoặc giám đốc công ty sẽ lên danh sách đề xuất các ứng cử viên được xem xét làm bài đánh giá năng lực chuyên môn, kỹ năng quản
Các ngày học Thời gian học Ghi chú
lý. Từ đó có đánh giá khách quan về trình độ của NLĐ mà xét chọn ai là người phù hợp và xứng đáng cho vị trí đó.
Lộ trình thăng tiến: Nhân viên ÷ Trưởng bộ phận ÷ Phó phòng ÷ Trưởng phòng
Mỗi bộ phần sẽ như một nhóm làm việc, vì vậy, ta cần đề xuất thêm vị trí trưởng bộ phận (là cấp cao hơn nhân viên nhưng thấp hơn phó phòng) để quán xuyến các công việc của nhóm làm việc, phân chia các công việc trong nhóm. Do đó, đảm bảo mọi việc đều được thực hiện rõ ràng, hiểu quả. Vị trí này cũng tạo động lực cho NLĐ để phấn đấu từ 1 nhân viên bình thường lên một nhân viên phụ trách với quyền lợi, nghĩa vụ cao hơn.