“Học thuyết của Skinner cho rằng con người sẽ có xu hướng lặp lại những hành vi mà họ nhận được những đáng giá tích cực (khen thưởng) còn những hành vi không được thưởng hoặc bị phạt sẽ có xu hướng không lặp lại. Tuy nhiên, tác dụng của các tác động tăng cường như thưởng phạt phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa thời điểm xảy ra hành vi và thời điểm thưởng hoặc phạt, khoảng thời gian này càng ngắn thì hiệu quả tác động đến hành vi của NLĐ càng cao.
Theo B.F. Skinner (1904 - 1990), có ba loại hành vi tăng cường mà người lãnh đạo, quản lý có thể thực hiện, đó là:
* Khen thưởng nhân viên (tăng cường dương tính)
Người lãnh đạo, quản lý khuyến khích nhân viên làm lại những gì mà anh ta đã làm tốt trước đó. Phần thưởng có thể là những lời khen ngợi, bằng tiền hoặc bằng những quyết định khen thưởng, đề bạt.
* Sử dụng hình phạt (tăng cường âm tính)
Người lãnh đạo, quản lý phê bình nhân viên về khuyết điểm anh ta mắc phải, chỉ cho nhân viên biết những gì họ không được làm và cụ thể họ cần sửa chữa những gì.
* Làm ngơ
Người lãnh đạo, quản lý có thể làm ngơ, coi như không biết việc làm sai của nhân viên. Sự lựa chọn này chỉ thích hợp khi người lãnh đạo, quản lý cho rằng việc làm sai đó của nhân viên chỉ là nhất thời, nó không nghiêm trọng đến mức phải sử dụng hình phạt.
Tuy nhiên học thuyết này nhấn mạnh và ưu tiên hơn cho các hình thức thưởng vì nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn hình thức phạt.
* ưu, nhược điểm của học thuyết
Đưa ra những lý thuyết mới góp phần nghiên cứu động lực làm việc của NLĐ, phương pháp dễ thực hiện
Nhược điểm
Quá ưu tiên cho hình thức khen thưởng sẽ dẫn đến việc sẽ gia tăng những tiêu cực từ nguồn lao động
* Ket luận về các học thuyết
Các học thuyết trên mỗi học thuyết lại có các cách tiếp cận khác nhau về các yếu tố tạo động lực: các cấp bậc nhu cầu của NLĐ, các yếu tố duy trì và tạo động lực, so sánh về quyền lợi được hưởng, sự kỳ vọng và tạo động lực thông qua phần thưởng.
Mỗi học thuyết được đề cập đều có những ý nghĩa vận dụng nhất định trong việc tạo động lực cho NLĐ, tuy nhiên mới chỉ nhìn nhận trên một khía cạnh nhất định. Trong thực tế khía cạnh tạo động lực lại rất đa dạng do tổ chức là tập hợp của những cá thể khác nhau, họ có những nhu cầu mong đợi khác nhau từ sự cống hiến của mình cho tố chức.
Khóa luận này được áp dụng tổng hợp các học thuyết để phân tích thực trạng công tác tạo động lực cho NLĐ tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Thương mại Kim Anh.