Số liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu luận văn

2.2.2. Số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra, khảo sát các đối tượng có liên quan đến công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh Lào Cai.

* Mục đích điều tra, khảo sát

Mục đích của điều tra khảo sát là thu thập thông tin để đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh Lào Cai, qua đó xác định các

yếu tố ảnh hưởng và các giải pháp hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh Lào Cai.

* Đối tượng điều tra, khảo sát

BHXH tỉnh Lào Cai là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh Lào Cai, nằm trong hệ thống tổ chức của BHXH Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 109/QĐ-BHXH-TCCB ngày 04/8/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.

Để tìm hiểu, đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh Lào Cai, tác giả thực hiện thu thập các số liệu sơ cấp thông qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp toàn bộ CBVC, người lao động đang làm việc tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, gồm 10 phòng chuyên môn, 01 văn phòng.

* Quy mô mẫu điều tra

Tính đến ngày 30/06/2019, số CBVC, NLĐ đang làm việc tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai là 118 người, để đảm bảo độ tin cậy, có ý nghĩa trong nghiên cứu tác giả tiến hành điều tra tổng thể đối với 115 CBVC, NLĐ của cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai (trừ 3 người trong Ban giám đốc). Thời gian điều tra khảo sát được tiến hành vào tháng 10 năm 2019.

* Triển khai thu thập số liệu

Trên cơ sở danh sách 115 CBVC, NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, tác giả đã triển khai công tác thu thập dữ liệu như sau:

Bước 1: Tiến hành phát phiếu điều tra cho các đối tượng phỏng vấn nói rõ các yêu cầu điều tra và nội dung kèm theo cho việc trả lời các câu hỏi. Ngoài ra, đề cương nghiên cứu giới thiệu về đề tài cũng được đính kèm theo bảng câu hỏi để phục vụ cho những người có nhu cầu hiểu rõ hơn về đề tài cũng như các khái niệm được sử dụng trong bảng câu hỏi.

Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong phiếu điều tra phát ra và trên bảng câu hỏi nghiên cứu đều nhấn mạnh đến đặc điểm của đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp. Nhằm đảm bảo tính bảo mật thông tin của người trả lời, bảng câu hỏi đã thể hiện cam kết chỉ sử dụng thông tin cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

Bước 2: Nhận phiếu đã điền thông tin và tổng hợp kết quả của người được điều tra.

Bước 3: Tiến hành điều tra lại một số đối tượng nếu các câu trả lời chưa đủ ý hoặc chưa rõ nghĩa..

* Các thước đo và thang đo được sử dụng:

Để đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh Lào Cai, luận văn sử dụng thang đo Likert 5 điểm. Cụ thể:

Các biến quan sát trong phiếu điều tra được trả lời theo thang đo 5 mức độ từ 1 đến 5 với quy ước: 1 - rất không đồng ý; 2 - không đồng ý; 3 - bình thường; 4 - đồng ý; 5 - rất đồng ý.

Kết quả điểm số trung bình của các cán bộ công nhân viên theo từng biến quan sát sẽ phản ánh mức độ cảm nhận đối với công tác tạo động lực làm việc cho người lao động tại BHXH tỉnh Lào Cai; mức độ cảm nhận này theo quy ước như sau:

Điểm trung bình Ý nghĩa

1,00 - 1.79 Rất không đồng ý

1,80 - 2,59 Không đồng ý

2,60 - 3,39 Bình thường

3,40 - 4,19 Đồng ý

4,20 - 5,00 Rất đồng ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 32 - 34)