Tạo động lực thông qua các biện pháp vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 57 - 76)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Tạo động lực thông qua các biện pháp vật chất

3.3.1.1. Chế độ tiền lương, thu nhập tăng thêm

Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam được thực hiện theo cơ chế riêng, có tính đến yếu tố đặc thù của ngành.Hiện nay, tại BHXH tỉnh Lào Cai, tiền lương

của cán bộ công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Quyết định số 51/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ “về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2019 - 2021”. Trước đó, tiền lương của cán bộ công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg ngày 05 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ “về mức chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2016 - 2018”. Theo đó thì mức chi tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định, bao gồm tiền lương theo ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ, được áp dụng đối với các đối tượng trong chỉ tiêu biên chế hoặc vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tiền lương hàng tháng của CBVC, NLĐ tại BHXH tỉnh Lào Cai được tính theo công thức sau:

Lcb = Tlcs * (HSL + HSPCVC + HSPCTN + HSPCTNVK) * 1,8

Trong đó: + Lcb: lương cơ bản + Tlcs: tiền lương cơ sở + HSL: hệ số lương

+ HSPCVC: hệ số phụ cấp chức vụ + HSPCTN: hệ số phụ cấp thâm niên

+ HSPCTNVK: hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung

Theo đó, trên cơ sở số biên chế và dự toán chi hoạt động quản lý được giao, mức chi tiền lương đối với CBCC, VC, NLĐ bằng 1,8 lần so với chế độ tiền lương đối với CBCC, VC do Nhà nước quy định (lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm, làm thêm giờ). Phần chênh lệch giữa mức chi tiền lương thực tế so với chế độ tiền lương đối với CBCC, VC do Nhà nước quy định không dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN và kinh phí công đoàn. Đây chính là khoản “lương cứng” mà NLĐ nhận được. Trường hợp làm thêm giờ có sự đồng ý của Lãnh đạo phụ trách thì được tính theo quy định của Bộ luật Lao động, với hệ số lương được tính thêm 0,8 lần.

Trường hợp trong phạm vi dự toán chi quản lý bộ máy được giao nếu BHXH tỉnh Lào Cai thực hiện các biện pháp tiết kiệm kinh phí, số kinh phí tiết kiệm được sử dụng trích lập các quỹ và chi bổ sung thu nhập cho CBCC, VC bình quân toàn cơ quan tối đa 0,2 lần mức lương đối với CBCC, VC do Nhà nước quy định, nghĩa là, tối đa mức lương trung bình tháng của CBCC, VC sẽ được nhận tối đa là 2,0 lần hệ số lương Nhà nước.

Năm 2019, với sự điều chỉnh của mức lương cơ sở lên 1.490.000 đồng thì mức lương bình quân của người lao động tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai là 14.304.667 đồng. Có thể thấy sự thay đổi của mức lương bình quân giai đoạn 2017 - 2019 qua hình sau đây:

Hình 3.3. Lương bình quân giai đoạn 2017 - 2019 của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, BHXH tỉnh Lào Cai)

Như vậy, mức lương bình quân của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai tăng lên trong giai đoạn 2017 - 2019, nhưng số tăng này chủ yếu là do điều chỉnh lương cơ sở hằng năm. Có thể thấy đây là mức lương khá cao so với mặt bằng chung thu nhập của người lao động trên địa bàn. Cụ thể là, giai đoạn 2017 - 2019 người lao động làm việc tại khối tư nhân trên địa bàn tỉnh Lào Cai có mức lương bình quân chỉ từ 5- 7 triệu đồng/tháng; trong khi người lao động làm việc trong khối Nhà nước cũng chỉ từ 6-8 triệu đồng/tháng. Để đánh giá tỷ lệ tăng mức lương bình quân hàng tháng của người lao động tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019, tác giả có bảng so sánh dưới đây:

Bảng 3.6. So sánh tỷ lệ tăng lương bình quân tháng của NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai

Đơn vị tính: % Năm Tỷ lệ tăng lương bình quân tháng Tỷ lệ tăng lương cơ sở Tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tỷ lệ tăng giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn

2017 7,58 7,43 3,53 6,81 3-5

2018 7,02 6,92 3,54 7,08 3-5

2019 7,79 7,19 2,79 7,02 2-4

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Từ bảng trên có thể thấy giai đoạn 2017 - 2019, mức lương bình quân hàng tháng của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai tăng vẫn chủ yếu là do điều chỉnh mức lương cơ sở. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, đặc biệt là cao hơn nhiều so với tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này. Có thể thấy, năm 2019 tỷ lệ lạm phát ở mức rất thấp (2,79%), tuy nhiên tỷ lệ tăng lương bình quân của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai vẫn tăng 7,79%, trong khi năm 2017, 2018 tỷ lệ lạm phát cũng chỉ hơn 3,5% nhưng tỷ lệ tăng lương vẫn đạt trên 7%. Đặc biệt, giai đoạn 2017 - 2019, giá các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh Lào Cai như: dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ sửa chữa, lắp đặt điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình...có mức tăng giá từ chỉ từ 2% - 5% so với cùng kỳ năm trước, riêng năm 2019 thì mức tăng chỉ từ 2-4% tùy dịch vụ. Như vậy, có thể thấy mức tăng lương của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai thời gian qua vẫn đảm bảo cho NLĐ trang trải các chi phí sinh hoạt trong gia đình.

Mặc dù mức lương của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai thời gian qua khá cao so với bình quân thu nhập của người lao động trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên nếu so sánh với một số cơ quan có tính chất lương đặc thù giống với BHXH như: thuế, kho bạc...thì mức lương của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai thấp hơn. Để đưa ra nhận định trên, tác giả đã tiến hành thu thập thông tin về mức lương bình quân tháng năm 2019 của 3 cơ quan cấp tỉnh gồm: cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, Cục thuế tỉnh Lào

Cai và kho bạc Nhà nước tỉnh Lào Cai đối với công chức có cùng hệ số lương 3,33 (tương ứng với thời gian làm việc bình quân là 9 năm).

Hình 3.4: So sánh lương của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai với một số cơ quan có tính chất lương tương đồng

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Nhìn vào hình trên có thể thấy, mức lương của NLĐ cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai thấp hơn mức lương của NLĐ tại Cục thuế tỉnh Lào Cai và KBNN tỉnh Lào Cai. Mặc dù, cả 3 cơ quan này đều được áp dụng cơ chế trả lương bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định. Tuy nhiên, đối với NLĐ tại Cục thuế tỉnh Lào Cai và KBNN tỉnh Lào Cai được tính thêm phụ cấp công vụ 25%, trong khi đối với NLĐ làm việc tại cơ quan BHXH thì không được tính khoản phụ cấp này. Sự khác biệt trong tính phụ cấp công vụ của các đơn vị có tính chất lương như nhau (đều bằng 1,8 lần mức lương do Nhà nước quy định) như trên ảnh hưởng đến động lực làm việc của NLĐ tại BHXH tỉnh Lào Cai.

Để đánh giá việc tạo động lực làm việc cho NLĐ thông qua chính sách lương tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành khảo sát 115 CCVC, NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, kết quả được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát về tạo động lực làm việc thông qua tiền lương

TT Tiêu chí Số người lựa chọn Điểm

TB

Ý nghĩa

(1) (2) (3) (4) (5)

TL1 Tiền lương phản ánh đúng

giá trị đóng góp của cá nhân 5 36 41 22 11 2,98

Bình thường TL2

Tiền lương được chi trả công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc

6 24 42 29 14 3,18 Bình thường TL3 Tiền lương nhận được đảm bảo

cạnh tranh trên thị trường 2 9 23 44 37 3,91

Đồng ý

TL4

Chính sách tiền lương được công khai, minh bạch tới NLĐ

4 12 23 45 31 3,76 Đồng ý

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 04 tiêu chí được đưa ra đánh giá về công tác tạo động lực thông qua tiền lương thì chỉ có 02 tiêu chí được đánh giá ở mức “đồng ý”, 02 tiêu chí còn lại được đánh giá ở mức “bình thường”. Điều này cho thấy:

Một là, tiền lương NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai nhận được đảm bảo cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù tiền lương nhận được có thấp hơn NLĐ làm việc tại Cục thuế tỉnh Lào Cai và KBNN tỉnh Lào Cai, tuy nhiên lại cao hơn nhiều so với mức tiền lương của NLĐ làm việc tại khối tư nhân và NLĐ làm việc trong khối Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo ra động lực làm việc cho NLĐ.

Hai là, chính sách tiền lương được đảm bảo công khai, minh bạch tới NLĐ. BHXH Việt Nam cũng như BHXH tỉnh Lào Cai luôn xác định được tầm quan trọng của tiền lương đối với tạo động lực làm việc của NLĐ, do đó chính sách tiền lương luôn được công khai, minh bạch tới tất cả NLĐ trong toàn cơ quan. Tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, hầu hết NLĐ đều nắm được chính sách tiền lương được áp dụng đối với CCVC làm việc trong hệ thống BHXH Việt Nam và nắm được cách tính lương, phụ cấp theo lương của mình.

Tuy nhiên, từ kết quả phân tích và khảo sát điều tra cho thấy, việc tạo động lực thông qua tiền lương của cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai còn một số vấn đề đó là:

Một là, tiền lương mà NLĐ được hưởng chưa phản ánh đúng giá trị đóng góp của bản thân đối với công việc được giao. Thực tế cho thấy kể từ khi 2 Luật Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế đi vào cuộc sống thì khối lượng công việc và áp lực công việc của NLĐ ngành bảo hiểm ngày càng gia tăng, NLĐ nhiều khi phải làm thêm cả vào ngày thứ 7, chủ nhật. Theo số liệu số người tham gia bảo hiểm trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2019 thì trên địa bàn tỉnh Lào Cao có 826.401 người tham gia bảo hiểm với số thu chi lên tới 3.761.675 triệu đồng (bình quân mỗi CCVC cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai phục vụ trên 7.003 người, để đảm bảo số thu - chi bình quân trên 31,8 tỷ đồng/người/năm). Bên cạnh đó, theo chỉ tiêu của BHXH Việt Nam và tỉnh Lào Cai giao thì mỗi năm số thu chi BHXH trên địa bàn tăng từ 16% - 25% . Ngoài ra, theo số liệu năm 2019 thì tổng số nợ bảo hiểm (BHXH, BHYT, BHTN) trên địa bàn tỉnh lên tới trên 51.629 triệu đồng (bình quân mỗi CCVC cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai quản lý số nợ bảo hiểm lên tới trên 437 triệu đồng/người/năm. Bên cạnh đó, mỗi nhân viên BHXH còn được giao các chỉ tiêu thực hiện các công việc khác như đốc thu, phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội..., nhiều CCVC thường xuyên phải đi công tác xuống cơ sở là các vùng sâu, xa trên địa bàn tỉnh với địa bàn đi lại rất khó khăn.

Theo ý kiến của bà Nguyễn Thị Thanh Hải - Giám đốc BHXH tỉnh Lào Cai thì, mặc dù lương CCVC cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai cao hơn một số nghề trên địa bàn, nhưng để phục vụ địa bàn có số lượng người tham gia bảo hiểm và số thu chi bảo hiểm hàng năm lớn, nhiều địa bàn miền núi như tỉnh Lào Cai thì mức lương hiện tại chưa thực sự phản ánh đúng sự đóng góp của bản thân NLĐ trong thực tế công việc. Cũng theo bà Hải thì khối lượng công việc mà CCVC cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai đảm nhiệm cao gấp đôi ngành thuế trên địa bàn: "Một cán bộ thuế chỉ phải tập trung lo phần thu đúng, thu đủ, nhưng một cán bộ nhân viên bảo hiểm xã hội, sẽ phải lo cả phần chi trả bảo hiểm, với việc trả lương hưu ở nhiều địa phương thì còn phải đến tận nơi, vì đối tượng là người già, người dân tộc. Trong khi mức lương của 2 cơ quan đều bằng 1,8 lần mức lương công chức, viên chức theo quy

định của Nhà nước, thì CCVC ngành thuế vẫn có 25% phụ cấp công vụ, còn CCVC ngành bảo hiểm thì không".

Hai là, tiền lương được chi trả chưa thực sự công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc. Một số CCVC cho rằng việc áp dụng chi trả lương với hệ số 1,8 đối với tất cả CCVC ngành bảo hiểm mà không căn cứ vào kết quả thực hiện công việc là thiếu công bằng. Đồng thời, hệ thống thang bảng lương hiện nay chưa được xây dựng một cách khoa học, vẫn hoàn toàn dựa vào bằng cấp và thâm niên công tác, ít dựa vào hiệu quả công việc và bản chất công việc, do đó chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy NLĐ làm việc tốt hơn.

3.3.1.2. Tạo động lực thông qua tiền thưởng

Cùng với tiền lương, tiền thưởng liên quan trực tiếp đến lợi ích vật chất của NLĐ. Chế độ tiền tưởng rõ ràng, hợp lý có tác động trực tiếp tới động cơ và thái độ làm việc của NLĐ. Tiền thưởng trong hệ thống BHXH Việt Nam nói chung, BHXH tỉnh Lào Cai nói riêng gồm 2 phần: (1) tiền thưởng theo định mức (thưởng thường xuyên theo quý, năm và thưởng đột xuất); (2) thưởng theo chế độ thi đua khen thưởng.

* Đối với tiền thưởng theo định mức

Bên cạnh thu nhập từ lương thì tiền thưởng theo định mức là khoản thu nhập có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo thu nhập và đời sống của NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai cũng như tạo ra động lực thúc đẩy NLĐ làm việc đạt hiệu quả cao.

Hiện tại, BHXH tỉnh Lào Cai đang áp dụng quy định tiền thưởng theo định mức cho NLĐ theo Quyết định số 298/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 02 năm 2016 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam về “Ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và trích lập các quỹ đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam”. Theo đó, nguồn hình thành quỹ khen thưởng, phúc lợi của BHXH tỉnh Lào Cai gồm: trích từ nguồn kinh phí tiết kiệm chi quản lý bộ máy trong năm, mức trích tối đa bằng 85% của 3 tháng tiền lương và thu nhập thực tế trong năm, gồm: lương và các khoản phụ cấp theo lương (trừ làm đêm, làm thêm giờ), chi bổ sung thu nhập.

- Thưởng đột xuất theo định mức: là khoản tiền thưởng cho đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ như hoàn thành xuất sắc công tác quyết toán thu; phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện; hoàn

thành số thu BHXH, BHYT bắt buộc...Mức thưởng quy định tối đa 50 triệu đồng đối với tập thể và 10 triệu đồng đối với cá nhân, tùy theo tỷ lệ hoàn thành vượt kế hoạch mà có mức thưởng cụ thể.

- Thưởng thường xuyên theo định mức: là khoản tiền thưởng được tiến hành chi trả thường xuyên theo quý, năm:

+ Mức thưởng thường xuyên theo quý căn cứ vào kết quả xét phân loại CBVC hàng quý để xác định mức tiền thưởng thường xuyên theo quý được hưởng. Tại BHXH tỉnh Lào Cai, mức thưởng này được căn cứ như sau:

Bảng 3.8: Định mức chi tiền thưởng thường xuyên theo quý

Đối tượng Kết quả phân loại Mức thưởng

Tập thể

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A1) ≤ 2,0 tháng lương cơ sở/đơn vị Hoàn thành tốt nhiệm vụ (A2) ≤ 1,5 tháng cơ sở/đơn vị Hoàn thành nhiệm vụ (B) ≤ 1,0 tháng lương cơ sở/đơn vị Không hoàn thành nhiệm vụ Không được thưởng

Cá nhân

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (A1) ≤ 1,5 tháng lương cơ sở/người/quý Hoàn thành tốt nhiệm vụ (A2) ≤ 1,0 tháng lương cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 57 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)