5. Kết cấu luận văn
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Lào Cai
3.1.2.1. Về phát triển kinh tế
a.Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Năm 2019, tăng trưởng kinh tế của Lào Cai duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 10,32%, cao thứ 2 khu vực trung du và miền núi phía Bắc (sau Bắc Giang). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản.
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019
ĐVT: %
Tiêu chí Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,15 10,23 10,32
2. Cơ cấu kinh tế 100 100 100
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 14,24 13,22 12,52
-Công nghiệp và xây dựng 43,20 44,63 44,76
- Dịch vụ 42,56 42,15 42,72
(Nguồn: Báo cáo tình hình KT-XH tỉnh Lào Cai 2017 - 2019)
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, năm 2019 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì ở mức ổn định so với các năm 2017 và 2018. Tốc độ này có tăng nhưng không lớn. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 10,15%, năm 2018 tốc độ tăng là 10,23 thì đến năm 2019 con số này là 10,32%.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đang có xu hướng chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của 02 ngành là ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như vậy là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên mức chuyển dịch này giai đoạn 2017 - 2019 còn khá chậm.
Năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lào Cai đạt khoảng 3,7 tỷ USD, tăng 22,9% so với năm 2018. Lĩnh vực du lịch cũng đang phát triển mạnh, đã có 5,1 triệu lượt khách du lịch đến Lào Cai, tăng 27,5% so với năm 2018.
Các lĩnh vực kinh tế khác như công nghiệp, nông nghiệp được duy trì và phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 32.893 tỷ đồng, tăng 13,3% so với cùng kỳ 2018. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 38.050 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Nhờ vậy, nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Lào Cai cả năm 2019 đạt khoảng 9.400 tỷ đồng, bằng 104,4% dự toán đầu năm.
Trong thời gian qua, tỉnh Lào Cai tiếp tục tập trung mạnh mẽ cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. Hiện nay trên địa bàn có 668 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 108.117 tỷ đồng; trong đó, có 20 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 12.420 tỷ đồng.
Tổng số doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại Lào Cai đến cuối năm 2019 và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế là 3.357 doanh nghiệp, tập trung trong các ngành xây dựng (23,5%); thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ tư vấn, vận tải, hoạt động dịch vụ khác (57,8%); còn lại là trong các lĩnh vực công nghiệp, nông lâm nghiệp, thủy sản. (https://www.laocai.gov.vn/)
3.1.2.2. Về xã hội
a. Dân số, lao động và việc làm
Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tính đến thời điểm 01/4/2019 dân số tỉnh Lào Cai là 730.420 người, là tỉnh có dân số đông dân thứ 55 trong cả nước (55/63 tỉnh, thành phố). Trong đó, dân số nam là 371.306 người (chiếm 50,83%), dân số nữ là 359.114 người (chiếm 49,17%). Mật độ dân số bình quân: 115 người/km2, đứng thứ 52 cả nước
Trong đó: Thành phố Lào Cai: 127.854 người, mật độ 484 người/km2. Các huyện: Bát Xát: 82.733 người, mật độ 72 người/km2; Mường Khương: 63.682 người, mật độ 106 người/km2; Si Ma Cai: 37.490 người, mật độ 153 người/km2; Bắc Hà: 65.338 người, mật độ 89 người/km2; Bảo Thắng: 112.897 người, mật độ 156 người/km2; Bảo Yên: 85.564 người, mật độ 101 người/km2; Sa Pa: 65.695 người, mật độ 87 người/km2; Văn Bàn: 89.167 người, mật độ 60 người/km2.
Năm 2019 tỉnh Lào Cai đã tạo việc làm tăng thêm cho 14.720 lao động, đạt 115% kế hoạch, tăng 0,73%% so với cùng kỳ; các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn đã tuyển sinh và đào tạo được 17.040 người, đạt 100% kế hoạch, tăng 6,9% so cùng kỳ; tỷ lệ lao động qua đào tạo chung của toàn tỉnh đạt 63,1% (tăng gần 2% so với năm 2018), trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 52,58% (tăng 2,26% so với năm 2018).
Thực hiện rà soát, điều chỉnh các cơ chế, chính sách đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, trong đó tập trung các giải pháp về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác giảm nghèo được thực hiện tốt, đã đẩy mạnh triển khai các Đề án, Nghị quyết của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về giảm nghèo trên địa bàn các huyện, đặc biệt là huyện Si Ma Cai, huyện Sa Pa; hoàn thiện và triển khai thực hiện Nghị quyết về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030. Quan tâm triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách đối với hộ nghèo (các chính sách tín dụng, y tế, giáo dục, nhà ở...) và các mô hình giảm nghèo hiệu quả. Năm 2019, tỷ lệ giảm nghèo đạt 4,79%; tỷ lệ hộ nghèo còn lại đạt 11,46%; tỷ lệ hộ cận nghèo đạt 9,87%. Chế độ, chính sách đối với gia đình chính sách, người có công với cách mạng, các đối tượng xã hội, các xã khó khăn, gia đình nghèo được thực hiện tốt.
b. Giáo dục và đào tạo
Trong năm 2019, hệ thống mạng lưới trường, lớp học tiếp tục được củng cố, sắp xếp. Cơ sở vật chất trường, lớp học đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa, hiện đại hóa. Đến nay 100% các cơ sở giáo dục đã có nhà lớp học kiên cố tại trường chính, tỷ lệ phòng học/lớp học đạt gần 01 phòng/01 lớp học, cao hơn mức trung
bình toàn quốc (0,7 phòng học/lớp), cơ bản đảm bảo học 2 buổi/ngày; đầu tư xây dựng phòng học (xóa phòng học tạm), nhà ăn,… tích cực triển khai theo kế hoạch, đảm bảo hoàn thành trong năm 2020. Trường học đạt chuẩn quốc gia được xây dựng theo lộ trình, đạt 60,6% tổng số trường.
Phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở được đẩy mạnh, duy trì vững chắc ở 164/164 xã, phường, thị trấn. Chất lượng, hiệu quả giáo dục có sự chuyển biến rõ nét, toàn diện. Tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi đạt từ 50% trở lên; tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT đạt 97,12%.
Thực hiện sáp nhập Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai vào Phân hiệu Trường Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, sáp nhập Trường Trung học Y tế, trường Cao đẳng Cộng đồng vào trường Cao đẳng Lào Cai. Các hoạt động đào tạo cho các sinh viên, học viên của các trường sau khi sáp nhập cơ bản được thực hiện tốt.
c. Văn hóa, thể thao
Hoạt động thông tin, văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, tuyên truyền cổ động đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, góp phần quan trọng trong việc phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tới mọi tầng lớp nhân dân. Các nội dung tuyên truyền tập trung cập nhật, phản ánh các sự kiện trọng tâm của tỉnh và đất nước, các hoạt động văn hóa, văn nghệ nhân kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh. Các di sản văn hóa được quan tâm bảo tồn và phát huy. Công tác cung cấp thông tin được quan tâm và duy trì, các đội chiếu bóng lưu động, thông tin lưu động tập trung phục vụ nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.
d. Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác giám sát dịch bệnh trên người, Chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện thường xuyên, hiệu quả, không xảy ra các dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn tỉnh. Các bệnh truyền nhiễm thông thường như: cúm mùa, tiêu chảy, tay chân miệng, thủy đậu,… xảy ra rải rác tại các huyện, thành phố đều được giám sát, phát hiện và điều trị kịp thời. Công tác khám chữa bệnh được thực hiện tốt ở các tuyến; khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em được quan tâm. Công suất sử dụng giường bệnh bình quân đạt 104,35%, trong đó tại bệnh viện đạt 138,3%, phòng khám đa khoa khu vực đạt 89,8%.
Công tác tuyên truyền phòng chống ngộ độc thực phẩm, thanh tra, kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường. Kiểm tra 9.397 cơ sở thực phẩm trên địa bàn tỉnh, có 92,5% cơ sở đạt tiêu chuẩn vệ sinh. (https://www.laocai.gov.vn/)