Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 95 - 96)

5. Kết cấu luận văn

3.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài

3.4.1.1. Chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trong điều kiện nước ta đang hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật thì chính sách pháp luật của Nhà nước về vấn đề lao động có nhiều thay đổi, hướng đến sự đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến động lực lao động của NLĐ: Chính sách về tiền lương (lương tối thiểu, quy định trả lương làm thêm giờ,…), quy định về thời giờ làm việc - nghỉ ngơi, chế độ BHXH… có xu hướng thay đổi có lợi, quan tâm hơn tới NLĐ, giúp họ có động lực làm việc cao hơn.

3.4.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của cả nước và tỉnh Lào Cai

Việt Nam đang trong đà phát triển và hội nhập, kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ thông tin và mọi mặt đời sống đều có nhiều thay đổi tạo điều kiện thuận lợi cho ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Lào Cai trong hoạt động tạo động lực lao động. Ngoài ra, tỉnh Lào Cai có nhiều thuận lợi cơ bản trong phát triển kinh tế, xã hội, nhận được chỉ đạo, tập trung đầu tư của Đảng, Nhà nước về các mặt trong quá trình xây dựng và phát triển. Do vậy, kinh tế, xã hội, công nghệ thông tin phát

triển giúp cho việc học và tự nâng cao trình độ năng lực của cá nhân được thuận lợi, dễ dàng hơn, có điều kiện thăng tiến, chứng tỏ năng lực bản thân. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc quảng bá thông tin và hình ảnh của cơ quan, của Ngành.

3.4.1.3. Đặc điểm, cơ cấu thị trường lao động

Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo cơ hội thuận lợi cho Việt Nam tạo việc làm, phát triển thị trường lao động, giải quyết việc làm, góp phần tăng thu nhập cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Tuy nhiên, các thể chế điều tiết các quan hệ lao động xã hội chưa bao trùm hết tất cả các cấp gây khó khăn khi soạn thảo chính sách đồng bộ và thống nhất trong các vấn đề hình thành giá cả, tiền lương, thu nhập, thuế khoá phù hợp với việc tính toán quyền lợi các chủ thể khác nhau của thị trường lao động. Thực tế này ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn nhân lực của BHXH tỉnh Lào Cai. NLĐ tập trung đến ứng tuyển tại cơ quan, đơn vị Nhà nước vì muốn có chỗ làm ổn định mà không xuất phát từ mục tiêu, nhu cầu cá nhân nên động lực lao động không cao. Tuy vậy, họ sẽ có xu hướng cố gắng hoàn thành nhiệm vụ để đảm bảo giữ được vị trí làm việc hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 95 - 96)