Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong tổ chức BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu luận văn

3.4.2. Các yếu tố thuộc về môi trường bên trong tổ chức BHXH

3.4.2.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của BHXH tỉnh Lào Cai

Trong những năm gần đây, BHXH đang ngày càng phát huy được vai trò của mình trong công tác đảm bảo an sinh xã hội cùng với hệ thống BHXH bắt buộc là BHXH tự nguyện và việc mở rộng BHYT toàn dân nhằm mở rộng độ bao phủ của BHXH, BHYT đến khắp mọi miền, mọi cá nhân trong cả nước. Điều này thúc đẩy ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Lào Cai nói riêng phải có định hướng phát triển mới để đáp ứng yêu cầu cấp thiết này.

Thực hiện mục tiêu chung của Chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2025 nhằm tiếp tục phát triển ngành BHXH Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, BHXH tỉnh Lào Cai đặt ra mục tiêu tiếp tục nỗ lực cố gắng, phát huy kết quả đã đạt được; chủ động phối hợp

chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đẩy mạnh công tác phát triển mở rộng đối tượng tham gia BHXH, BHYT, nâng cao số lượng, chất lượng hoạt động của mạng lưới đại lý thu; tăng cường công tác kiểm tra, hạn chế tình trạng nợ đọng, trục lợi quỹ BHXH, BHYT; đổi mới phương thức hoạt động, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; nâng cao năng lực đội ngũ CCVC bảo đảm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới, bảo đảm tích cực quyền lợi BHXH, BHYT cho người dân; nâng cao hiệu quả tổ chức các phong trào thi đua, gắn chặt thi đua với các nhiệm vụ chuyên môn, tạo nguồn động lực hướng tới các mục tiêu phát triển cao hơn trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT. Điều này đòi hỏi nỗ lực của tập thể CCVC và sự quan tâm, phối hợp của BHXH Việt Nam, các sở, ban, ngành địa phương và người dân nhằm đưa chính sách BHXH, BHYT đi vào cuộc sống thiết thực nhất, bảo đảm vững chắc an sinh xã hội cho người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

3.4.2.2. Quan điểm về vấn đề tạo động lực cho cán bộ, công chức, viên chức của BHXH tỉnh Lào Cai

Lãnh đạo BHXH tỉnh Lào Cai luôn coi trọng vai trò, sự nỗ lực đóng góp của mỗi CCVC, luôn tạo điều kiện để CCVC phát huy năng lực nhằm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, của Ngành BHXH.

Với đặc thù là cơ quan thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội, lãnh đạo BHXH tỉnh Lào Cai luôn có sự mềm dẻo, linh hoạt, coi trọng CCVC. Tập thể lãnh đạo cơ quan là những đảng viên luôn nêu cao tinh thần, phát huy và phát động trong đội ngũ CCVC thông qua các tổ chức đoàn thể đặt ra yêu cầu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học tập, rèn luyện không ngừng, học không chỉ là nghĩa vụ để chuẩn hóa cán bộ theo yêu cầu của Đảng mà còn phải là nhu cầu tự thân, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để có phẩm chất tốt, đồng thời có nền tảng học vấn cần thiết, biến học vấn trở thành văn hóa, trở thành thành tố quan trọng trong phong cách lãnh đạo.

Xuất phát từ tình hình thực tế, lãnh đạo cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai đã có nhận định và quan điểm rõ ràng trong việc đẩy mạnh hoạt động tạo động lực lao động.

3.4.2.3. Văn hóa tổ chức

BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 889/QĐ-BHXH ngày 16/7/2018 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc “ban hành Quy tắc ứng xử của công chức, viên chức, người lao động làm việc trong hệ thống BHXH Việt Nam”. Từ quyết định này, BHXH tỉnh Lào Cai đã vận dụng để xây dựng Quy chế văn hóa công sở và phổ biến trong toàn cơ quan, qua đó, việc tuân thủ quy chế được chú trọng hơn, hướng đến mục tiêu cuối cùng là hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. CCVC cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai coi mỗi bộ phận như một gia đình nhỏ và cơ quan là một đại gia đình, các thành viên trong gia đình đều là anh em, đoàn kết, nhất trí, tương trợ lẫn nhau trong công việc, luôn chia sẻ, quan tâm đến đời sống mọi mặt. Nhờ đó, NLĐ cảm thấy thoải mái như trong gia đình mình, yên tâm cống hiến, cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức.

Nhân viên mới được học các nội dung về lịch sử hình thành và phát triển của Ngành, cơ quan; văn hóa chào hỏi, hội họp trong cơ quan; nội quy lao động; quy chế văn hóa công sở nhằm trang bị những hiểu biết cần thiết giúp NLĐ hòa nhập nhanh hơn với môi trường làm việc. Hàng năm, cơ quan tổ chức rất nhiều phong trào, hoạt động quần chúng như: tổ chức giải bóng đá, cầu lông trong toàn cơ quan, liên hoan thi văn nghệ giữa các đơn vị, hay cuộc thi tìm hiểu về nghị quyết đại hội Đảng mới, thi đoàn viên Công đoàn giỏi, lãnh đạo đoàn xuất sắc... Vừa qua, để chào mừng 25 năm ngày thành lập ngành BHXH (16/02/1995 - 16/02/2020), các chương trình hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức trong BHXH toàn tỉnh để tạo bầu không khí sôi nổi, kích thích tinh thần làm việc, sự giao lưu, hiểu biết, gắn bó giữa CCVC với nhau, giữa CCVC với cơ quan, với Ngành, giữa CCVC cơ quan BHXH tỉnh với CCVC cơ quan BHXH các huyện, thành phố.

Ngoài ra, sự quan tâm của tập thể, của người quản lý trực tiếp với hoàn cảnh riêng của mỗi người cũng là yếu tố tạo nên môi trường làm việc tốt tại cơ quan. Đối với lao động trẻ lập gia đình, cơ quan, bộ phận trực tiếp hỗ trợ tối đa về người và tài chính. Thăm hỏi, động viên CCVC có người nhà ốm đau (cha mẹ đẻ, cha mẹ chồng/vợ, vợ/chồng, con). Việc quan tâm kịp thời, đúng mức là nguồn động viên lớn đối với mỗi cá nhân, giúp họ cảm thấy đây chính là gia đình của mình, mình cần gắn bó và vun đắp cho gia đình đó.

Nhờ vậy, văn hoá tổ chức của BHXH tỉnh Lào Cai đã lan tỏa, gắn kết giữa các thành viên, không phân biệt đơn vị, cơ quan tỉnh hay huyện, có sự gắn bó, thân thiết hơn, hiểu biết và thông cảm với nhau, tạo ra sự hứng thú, tích cực và lôi cuốn mọi người làm việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 96 - 99)