Tạo động lực thông qua các biện pháp phi vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 76 - 95)

5. Kết cấu luận văn

3.3.2. Tạo động lực thông qua các biện pháp phi vật chất

3.3.2.1. Chính sách đào tạo, bồi dưỡng

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc đáp ứng nhu cầu phát triển, đặc biệt đối với các chính sách BHXH luôn thay đổi, BHXH tỉnh Lào Cai luôn coi trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ đội ngũ CCVC, coi đây là nhiệm vụ cấp bách và là động lực quan trọng khuyến khích tinh thần đội ngũ lao động toàn cơ quan.

Việc đào tạo, bồi dưỡng CCVC của BHXH tỉnh Lào Cai được căn cứ quy định tại Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ “về đào tạo, bồi dưỡng công chức”; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ

05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức”; đào tạo bồi dưỡng công tác; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CCVC giai đoạn 2015-2020 của BHXH Việt Nam; vị trí việc làm, quy hoạch cán bộ, tiêu chuẩn của ngạch công chức, chức vụ lãnh đạo quản lý và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của các đơn vị trong cơ quan.

Hiện nay, tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai có các hình thức đào tạo gồm:

- Đào tạo tại chỗ:

+ Đào tạo định hướng: áp dụng cho tất cả NLĐ khi được tuyển dụng vào cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai nhằm tạo điều kiện cho NLĐ mới nắm được các thông tin tổng quan về chế độ, chính sách BHXH, BHYT các kiến thức chuyên môn liên quan đến vị trí công việc mà NLĐ sắp đảm nhận.

+ Đào tạo trên công việc thực tế (đào tạo kèm cặp): áp dụng cho NLĐ mới vào công tác tại đơn vị hoặc thuyên chuyển, nâng cấp trong nội bộ. Việc đào tạo kèm cặp được tổ chức thường xuyên và trên nguyên tắc: cán bộ cấp trên bố trí cán bộ kèm cặp cho nhân viên cấp dưới thuộc quyền điều hành, đảm bảo mỗi chức danh công việc có ít nhất 02 cán bộ có khả năng đảm nhiệm, có đánh giá kết quả đào tạo theo định kỳ (tháng, quý, năm).

- Tự đào tạo: BHXH tỉnh Lào Cai khuyến khích tất cả CCVC tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phục vụ cho công tác và được hỗ trợ về thời gian, tài liệu.

- Tổ chức các khóa đào tạo nội bộ/hội thảo chuyên đề: BHXH tỉnh Lào Cai thường xuyên phối hợp với các đơn vị, tổ chức, mở lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ mới vào ngành, tổ chức các khóa học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ, mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ lãnh đạo cấp huyện, cấp phòng. Các lớp này do Trường Đào tạo Nghiệp vụ BHXH thuộc BHXH Việt Nam chủ trì tổ chức.

- Đào tạo bên ngoài: cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên hàng năm về các kiến thức quản lý hành chính Nhà nước như: chương trình chuyên viên; chuyên viên chính; chuyên viên cao cấp; lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học, hội nhập kinh tế quốc tế; lớp đào tạo về nghiệp vụ, chuyên môn (chế độ hưu trí bổ sung, tai nạn lao động…) do BHXH Việt Nam hoặc phối hợp với đơn vị

ngoài ngành tổ chức theo hình thức dài hạn (nâng cao trình độ) hoặc ngắn hạn (cập nhật thông tin, trao đổi chuyên môn, bổ sung, hoàn thiện các kỹ năng...); đào tạo trình độ sau đại học... tùy theo yêu cầu công việc và quy hoạch nhân sự cán bộ.

Đối với các khóa học đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ được tổ chức tại Trường Đào tạo Nghiệp vụ BHXH thuộc BHXH Việt Nam và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên khác, CCVC được cử đi đào tạo được hỗ trợ kinh phí theo quy định tại Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính

“Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ NSNN dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức” và quy định của BHXH Việt Nam. Kinh phí được hỗ trợ bao gồm: tiền phòng nghỉ, tài liệu học tập, hỗ trợ tiền ăn, đi lại...và vẫn được hưởng nguyên lương, phụ cấp.

Đối với CCVC được cử đi đào tạo sau đại học, ngoài các quyền lợi được quy định tại điều 21, Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ “về đào tạo, bồi dưỡng công chức” như: được tính thời gian công tác liên tục; được hưởng nguyên lương, phụ cấp trong thời gian đi đào tạo, bồi dưỡng...còn được hỗ trợ 50% chi phí đào tạo (học phí, kinh phí đào tạo, tài liệu học tập) nhưng tối đa bằng 15 triệu đồng đối với đào tạo trình độ thạc sỹ, tối đa bằng 50 triệu đồng đối với đào tạo trình độ tiến sỹ.

Bảng 3.14. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2019 tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tổng

1. Đào tạo tại chỗ người 11 12 16 39

- Đào tạo định hướng người 3 5 5 13

- Đào tạo thông qua thực tiễn công việc người 8 7 11 26

2. Tự đào tạo người 118 118 118 354

3. Đào tạo nội bộ/hội thảo chuyên đề người 24 21 27 72

4. Đào tạo bên ngoài người 17 18 17 52

- Chương trình chuyên viên người 4 4 3 11

- Chuyên viên chính người 2 2 3 7

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tổng

- Cao cấp lý luận chính trị người 0 1 1 2

- Trung cấp lý luận chính trị người 5 6 6 17

- Đào tạo thạc sỹ người 5 5 3 13

5. Kinh phí đào tạo quyết toán Tr.đ 155,8 147,2 160,6 463,6

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, BHXH tỉnh Lào Cai)

Nhìn vào bảng trên có thể thấy, giai đoạn 2017 - 2019, mỗi năm có gần 200 lượt CCVC tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai được đào tạo, bồi dưỡng với kinh phí quyết toán bình quân hằng năm là 154,53 triệu đồng. Từ kết quả trên cho thấy BHXH tỉnh Lào Cai nói riêng, BHXH Việt Nam nói chung rất quan tâm tới đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng làm việc cho CCVC. Giai đoạn 2017 - 2019, CCVC cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai tham gia đào tạo, bồi dưỡng nội bộ được tổ chức tại Trường Đào tạo Nghiệp vụ BHXH thuộc BHXH Việt Nam (47 Bà Triệu, quận Hà Đông, Hà Nội) 72 lượt người. Giai đoạn này, cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai còn cử 13 CCVC tham gia đào tạo thạc sỹ, trong đó 8 người học thạc sỹ quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế do Trường Đại học KT&QTKD, Đại học Thái Nguyên tổ chức, 5 người học thạc sỹ do Học viện Tài chính và Trường Đại học Lao động xã hội tổ chức.

Để đánh giá việc tạo động lực làm việc cho NLĐ thông qua đào tạo và bồi dưỡng tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, tác giả tiến hành khảo sát 115 CCVC, NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, kết quả được thể hiện tại bảng dưới đây:

Bảng 3.15: Kết quả khảo sát về tạo động lực làm việc thông qua đào tạo và bồi dưỡng

TT Tiêu chí Số người lựa chọn Điểm

TB Ý nghĩa

(1) (2) (3) (4) (5)

ĐT1 Căn cứ để xác định nhu cầu

đào tạo hàng năm phù hợp 21 28 22 24 20 2,95

Bình thường ĐT2 Đối tượng đào tạo được lựa

chọn chính xác và công bằng 15 19 19 37 25 3,33

Bình thường ĐT3 Hoạt động đào tạo đa dạng,

TT Tiêu chí Số người lựa chọn Điểm

TB Ý nghĩa

(1) (2) (3) (4) (5)

ĐT4

Nội dung đào tạo cung cấp những kiến thức kỹ năng phù hợp với công việc và mong đợi của NLĐ

0 6 15 47 42 3,96 Đồng ý

ĐT5 Được cơ quan tạo điều kiện để

học tập nâng cao trình độ 2 5 18 51 39 4,04 Đồng ý

ĐT6

Việc đánh giá hiệu quả đào tạo được tiến hành bằng các tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp

18 27 26 24 20 3,01 Bình thường

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát)

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 06 tiêu chí được sử dụng đánh giá về tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng cho NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai, có 03 tiêu chí đánh giá ở mức “đồng ý”; 03 tiêu chí đánh giá ở mức “bình thường”. Như vậy, có thể thấy thời gian qua cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai rất chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng cho CCVC trong cơ quan: với các hoạt động đào tạo rất đa dạng, phong phú; nội dung đào tạo cung cấp những kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc và mong đợi của NLĐ.

Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng công tác đào tạo và bồi dưỡng tại đơn vị còn một số khía cạnh khiến người lao động chưa thực sự hài lòng đó là:

Việc xác định nhu cầu đào tạo còn mang tính chất chung chung chưa có tiêu chí rõ ràng, không cụ thể nên công tác đào tạo được thực hiện bằng việc tiến hành xác định được số lượng lao động cần đào tạo theo kế hoạch tại mỗi đơn vị mà chưa xác định được nguyên nhân thực sự về kiến thức, kỹ năng gì mà người lao động đang thiếu hụt so với yêu cầu công việc để đào tạo, nội dung đào tạo có thực sự đáp ứng đúng với nhu cầu của NLĐ hay không. Do đó, làm giảm hiệu quả đào tạo, gây lãng phí chi phí đào tạo.

Việc xác định đối tượng đào tạo còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào suy nghĩ của cán bộ lãnh đạo trực tiếp. Mặc dù đơn vị đã xây dựng các điều kiện, tiêu chuẩn để cử đi đào tạo nhưng các tiêu chuẩn này chủ yếu tập trung vào tuổi đời, năm công tác tại đơn vị, trình độ bằng cấp của NLĐ, thuộc nhóm đối tượng quy hoạch mà chưa quan tâm đến thành tích, năng lực thực sự của NLĐ.

Việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo chưa phản ánh đúng chất lượng thực sự của công tác đào tạo, mới chỉ đánh giá được là tổ chức được bao nhiêu khóa đào tạo, đào tạo được cho bao nhiêu người, bao nhiêu người thi đạt, mà chưa chỉ ra được những khía cạnh khác của công tác đào tạo như: sau đào tạo NLĐ đã vẫn dụng những kiến thức, kỹ năng được đào tạo vào thực tế làm việc như thế nào, có cải thiện được kết quả thực hiện công việc không...

Để công tác đào tạo được hiệu quả cao nhất thì một trong những nhân tố có tính quan trọng, khách quan chính là các đánh giá, nhận xét của chính người được đào tạo. Họ là những người có thể đưa ra những nhận xét khách quan nhất về khóa học như nội dung khóa học có phù hợp với nhu cầu đào tạo không, phương pháp đào tạo có phù hợp không, giảng viên dạy có dễ hiểu không…. Tuy nhiên, việc điều tra lấy ý kiến đánh giá của người được đào tạo vẫn chưa được coi trọng, do đó không đánh giá chính xác được các khóa đào tạo có phù hợp với nhu cầu của người lao động hay không, có cung cấp những kiến thức kỹ năng mà người lao động mong muốn hay không đề ra sự điều chỉnh phù hợp cho các khóa học tiếp theo.

3.3.2.2. Hoạt động đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc được coi là một trong những cách thức tạo động lực làm việc quan trọng đối với người lao động tại bất kỳ tổ chức nào. Việc đánh giá thực hiện công việc được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch và công bằng sẽ giúp người lao động có động lực phấn đấu, phát huy khả năng của mình đóng góp vào sự phát triển của đơn vị. Nhận thức được tầm quan trọng này, BHXH tỉnh Lào Cai luôn chú trọng đánh giá thực hiện công việc của CCVC trong cơ quan.

Hiện nay, việc đánh giá thực hiện công việc tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai được tiến hành đánh giá theo định kỳ hàng quý (3 tháng) một lần để xác định mức thưởng thường xuyên theo định mức và đánh gia theo năm.

* Đối với đánh giá theo quý: - Tiêu chí đánh giá gồm:

+ Tỷ lệ số công việc hoàn thành/số công việc phải thực hiện;

+ Tỷ lệ số công việc hoàn thành vượt chỉ tiêu/số công việc hoàn thành; + Tiến độ hoàn thành công việc: hoàn thành đúng thời hạn hay không;

+ Thái độ làm việc: nghiên cứu văn bản, tinh thần trách nhiệm, chủ động thực hiện công việc được giao;

+ Ý thức chấp hành kỷ luật lao động, các nội quy, quy định của cơ quan.

- Phương pháp đánh giá: từng phòng chuyên môn sẽ tiến hành họp vào tuần đầu tiên của các tháng 01, 04, 07, 10 để tiến hành đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, công việc trong quý của CCVC, qua các mẫu biểu đánh giá, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trong kỳ. Trưởng phòng sẽ thông báo về kết quả thực hiện nhiệm vụ của CCVC đó trong từng tháng, số ngày công đi làm, chất lượng thực hiện công việc, số ngày nghỉ ốm nghỉ việc riêng, có vi phạm kỷ luật lao động không... Các cá nhân trong phòng sẽ tự thảo luận đánh giá, biểu quyết xếp loại từng người theo các mức: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (loại A1); hoàn thành tốt nhiệm vụ (loại A2); hoàn thành nhiệm vụ (loại B) và không hoàn thành nhiệm vụ. Sau khi đánh giá xong, lãnh đạo phòng gửi kết quả đánh giá cho phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp trình Hội đồng thi đua - khen thưởng cơ quan BHXH tỉnh đánh giá và đưa ra kết luận. Kết quả đánh giá cuối cùng được thông báo lại cho từng phòng đồng thời chuyển cho phòng Kế hoạch - Tài chính tiến hành tính thưởng thường xuyên theo định mức.

Bảng 3.16. Kết quả đánh giá thực hiện công việc giai đoạn 2017 - 2019 tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019

1. Đánh giá theo quý

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ lượt 142 142 142

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ lượt 305 308 317

- Hoàn thành nhiệm vụ lượt 16 16 9

- Không hoàn thành nhiệm vụ lượt 0 0 0

Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2. Đánh giá theo năm

- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ người 23 21 25

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ người 86 90 86

- Hoàn thành nhiệm vụ người 5 4 4

- Không hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0

- Không đủ điều kiện đánh giá 4 3 3

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ)

Kết quả đánh giá hàng quý chủ yếu phục vụ mục đích tính thưởng thường xuyên theo định mức, do vậy hầu như NLĐ đều được đánh giá ở mức hoàn thành công việc trở lên để hưởng khoản thường này.

* Đối với đánh giá theo năm:

Cuối năm, vào tháng 12 hàng năm, việc đánh giá thực hiện công việc theo năm được tiến hành.

- Quy trình đánh giá: CCVC tự đánh giá theo mẫu báo cáo tự đánh giá nhận xét dành cho hệ thống BHXH Việt Nam. Có mẫu đánh giá dành cho CCVC không giữ các chức vụ lãnh đạo và mẫu đánh giá dành cho CCVC giữ chức vụ lãnh đạo (riêng Ban giám đốc BHXH tỉnh do Hội đồng đánh giá của BHXH Việt Nam xét).

CCVC không giữ chức vụ lãnh đạo sẽ đánh giá trên các mặt: kết quả thực hiện công việc; việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp, tinh thần thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và thực hiện quy tắc ứng xử của viên chức; việc thực hiện các nghĩa vụ khác của viên chức...

CCVC giữ chức vụ lãnh đạo ngoài đánh giá theo các nội dung như CCVC không giữ chức vụ lãnh đạo còn đánh giá trên các mặt: năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kết quả của đơn vị được giao quản lý phụ trách...

Kết quả phân loại, đánh giá công chức gồm các mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả này là tiêu chí để xét danh hiệu thi đua của tập thể, cá nhân cuối năm gồm: lao động tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp Ngành, chiến sỹ thi đua toàn quốc; của tập thể là: tập thể lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 76 - 95)