Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 102 - 105)

5. Kết cấu luận văn

3.5.2 Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở phần trên, công tác tạo động lực làm việc cho NLĐ tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai thời gian qua còn có những tồn tại, hạn chế sau đây:

* Tạo động lực thông qua tiền lương

Một là, tiền lương mà NLĐ được hưởng chưa phản ánh đúng giá trị đóng góp của bản thân đối với công việc được giao.

Hai là, tiền lương được chi trả chưa thực sự công bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc. Một số CCVC cho rằng việc áp dụng chi trả lương với hệ số 1,8 đối với tất cả CCVC là chưa thực sự hợp lý, cần được trả căn cứ vào kết quả xếp loại CCVC cũng như năng suất lao động.

* Tạo động lực thông qua tiền thưởng

- Việc đánh giá xét thưởng thường xuyên theo định mức vẫn mang tính hình thức, hầu hết đều được xét thưởng.

- Công tác phân loại thi đua khen thưởng vẫn mang tính cả nể, chưa đi vào thực chất.

- Kết quả chi xét thưởng thường xuyên chưa được công khai trong toàn cơ quan. - Nhiều CCVC được xếp loại hoàn thành XS nhiệm vụ nhưng không được chiến sỹ thi đua.

* Tạo động lực thông qua chính sách phúc lợi

Việc sử dụng quỹ phúc lợi chưa thực sự công bằng, hợp lý như: chi tiền khám sức khỏe; chi tiền Tết nguyên đán; chi thăm quan, nghỉ mát

* Tạo động lực thông qua đào tạo và bồi dưỡng

- Việc xác định nhu cầu đào tạo còn mang tính chất chung chung chưa có tiêu chí rõ ràng, không cụ thể

- Việc xác định đối tượng đào tạo còn mang tính chủ quan, phụ thuộc vào suy nghĩ của cán bộ lãnh đạo trực tiếp

- Việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo chưa phản ánh đúng chất lượng thực sự của công tác đào tạo,

- Hoạt động đánh giá vẫn còn mang nặng tính hình thức, không phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của NLĐ. Đôi khi kết quả phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và thói quen của người lãnh đạo cũng như thành viên Hội đồng thi đua - khen thưởng cơ quan BHXH tỉnh. Chính vì thế ảnh hưởng đến cảm nhận của NLĐ về tính công bằng và chính xác của hệ thống đánh giá.

BHXH Việt Nam vẫn chưa xây dựng và đưa vào sử dụng bản mô tả công việc và khung năng lực của các vị trí việc làm mới. Điều này dẫn đến các tiêu chí sử dụng để đánh giá tại BHXH tỉnh Lào Cai vẫn chưa thực sự thống nhất và đảm bảo công bằng với NLĐ; kết quả đánh giá vẫn mang tính chủ quan của người đánh giá do đó ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đánh giá thực hiện công việc nói chung, tạo động lực làm việc cho NLĐ nói riêng.

* Tạo điều kiện và môi trường làm việc

- Môi trường làm việc tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai nhiều lúc vẫn chưa thực sự thoải mái do áp lực công việc cao. Điều này tạo áp lực công việc cũng như bầu không khí làm việc khá căng thẳng.

- Tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai vẫn còn tình trạng cạnh tranh nhau giữa các cá nhân trong cùng bộ phận, nội bộ phòng trong việc hoàn thành các chỉ tiêu được giao, nhiều trường hợp tỏ ra không thoải mái khi đồng nghiệp của mình hoàn thành chỉ tiêu sớm hoặc hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra, không sẵn sàng quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp.

- Một số thiết bị như máy tính, máy in đã cũ, cấu hình thấp nên chưa đáp ứng tốt nhất yêu cầu làm việc của CCVC.

- Hạ tầng công nghệ thông tin tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai chưa đáp ứng được ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn.

* Tạo cơ hội thăng tiến trong công việc

Thực tế việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ thời gian qua tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai cho thấy, một số cán bộ được bổ nhiệm lãnh đạo từ cấp phòng trở lên tại cơ quan vẫn còn có yếu tố quan hệ, con ông cháu cha. Việc bổ nhiệm nhiều trường hợp chưa đúng đối tượng, chưa đảm bảo công bằng và chưa tạo động lực đối với người có năng lực.

Những tồn tại, hạn chế trên đây do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Cơ chế lương mặc dù đã được điều chỉnh, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chưa giải quyết được gốc dễ các vấn đề tồn tại trong công tác tiền lương.

- Dù lương CCVC ngành BHXH bằng 1,8 lần lương CCVC do Nhà nước quy định và định kỳ mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng, nhưng mức tăng chỉ đủ hoặc không bù đắp được mức tăng của giá cả sinh hoạt, nên trên thực tế mức tăng lương cơ sở chỉ là tăng danh nghĩa.

- CCVC ngành BHXH phải đảm nhận khối lượng công việc rất lớn, nhưng chỉ tiêu biên chế được giao lại hạn chế, dẫn đến áp lực công việc cao.

- Do Lào Cai là tỉnh miền núi, điều kiện kinh tế xã hội cũng như trình độ nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế dẫn đến những khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ của CCVC.

- Môi trường làm việc khối hành chính nhà nước vẫn còn tình trạng nể nang, một số hoạt động chưa đi vào thực chất, mang nặng tính hình thức.

- BHXH Việt Nam hiện đã nghiệm thu đề án “Xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực theo vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của BHXH Việt Nam”. Tuy nhiên, hiện nay chưa đưa vào áp dụng trong toàn hệ thống, nên tiêu chuẩn đánh giá một số vị trí việc làm còn chưa đầy đủ và thống nhất.

- Một số lãnh đạo BHXH tỉnh Lào Cai cũng như lãnh đạo một số phòng tại cơ quan BHXH tỉnh Lào Cai đôi lúc còn điều hành công việc chưa thực sự công tâm, khách quan, còn mang tính áp đặt theo ý chủ quan.

- Công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại vẫn tập trung vào người nhiều tuổi, thâm niên công tác lâu năm, người có quan hệ con ông cháu cha mà chưa chú trọng người trẻ tuổi, có năng lực.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại bảo hiểm xã hội tỉnh lào cai (Trang 102 - 105)