Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu
2.2. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH JHTech
2.2.4. Cơ cấu hàng tồn kho của Công ty TNHH JHTech
Những sản phẩm chủ đạo mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty cũng như ở trong danh mục hàng tồn kho bao gồm: Linh kiện quang điện tử, linh kiện cơ điện tử, linh kiện bảo vệ, linh kiện tỏa nhiệt, linh kiện bán dẫn, linh kiện nguồn công suất. Thực trạng cơ cấu doanh thu, giá trị hàng tồn kho, vòng quay hàng tồn kho, số ngày tồn kho bình quân của các sản phẩm này trong năm 2020 được thể hiện ở bảng 2.6: Bảng 2.6: Nhóm sản phẩm trong danh mục hàng tồn kho của công ty TNHH JH Tech năm 2020
Linh kiện quang điện tử 9,713,644,758 967,545,052 6,291,922,125 6.5 56 Linh kiện cơ điện tử 5,856,822,379 672,268,968 2,385,647,322 3.55 103 Linh kiện bảo vệ 4,968,058,121 509,410,443 1,944,392,362 3.82 96 Linh kiện tỏa nhiệt 1,564,976,138 296,216,536 1,192,823,661 4.03 91 Linh kiện nguồn công suất 421,867,994 247,761,410 630,941,221 2.55 143 Linh kiện bán dẫn 1,367,398,753 348,681,788 1,272,196,181 3.65 100 Các sản phẩm khác 3,089,578,408 635,014,449 1,504,851,524 2.37 154 Tổng 26,982,346,551 3,676,998,646 15,222,774,39 6 - -
(Nguồn: sô liệu tự tông hợp tính toán từ Báo cáo kinh doanh nội bộ Công ty)
Từ kết quả của Bảng 2.6, có thể đưa ra một số nhận xét về doanh thu cũng như số ngày luân chuyển hàng hóa đối với từng loại linh kiện điện tử chính của Công ty TNHH JH Tech như sau:
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
- Linh kiện quang điện tử là sản phẩm có HSVQ lớn nhất so với các mặt hàng khác là 6.5 vòng và số ngày tồn kho bình quân thấp nhất là 56 ngày. Đây là sản phẩm đem lại doanh thu lớn nhất trong số các sản phẩm, với 9,713,644,758 đồng chiếm khoảng 36% tổng doanh thu, nên việc sản phẩm này có chỉ số hàng quay hàng tồn kho cao nhất là điều dễ hiểu.
- Linh kiện cơ điện tử có tỷ trọng doanh thu chiếm 21.71%, đứng thứ 2 trong số các mặt hàng nhưng lại có HSVQ khá thấp chỉ là 3.55 vòng, số ngày lưu kho bình quân lên đến 103 ngày, tức là khoảng tầm 3.5 tháng. Nguyên nhân việc HSVQ thấp đó là do đây là mặt hàng khó để lưu thông, vận chuyển nên mỗi lần mua hàng thường nhập một lượng lớn hàng linh kiện điện tử về.
- Linh kiện bảo vệ ở vị trí thứ ba khi so sánh về doanh thu, đó là 4,968,058,121 đồng tương ứng với 18.41%. HSVQ của loại sản phẩm này cũng không cao chỉ là 3.82 vòng, lưu kho trung bình là 96 ngày.
- Linh kiện tỏa nhiệt là mặt hàng có doanh thu chỉ chiếm khoảng 5.8% tổng doanh thu. Tuy nhiên linh kiện tỏa nhiệt lại có HSVQ khá tốt so với các linh kiện khác đó là 4.02 vòng. Do linh kiện tỏa nhiệt là mặt hàng có giá bán thấp nên doanh thu không được cao, nhưng về khách hàng lại có nhu cầu khá cao nên HSVQ cao.
- Linh kiện nguồn công suất là loại sản phẩm có doanh thu thấp nhất chỉ là 421,867,994 đồng chỉ chiếm 1.56% tổng doanh thu. Bên cạnh đó đây cũng là sản phẩm có HSVQ thấp gần nhất trong tất cả các mặt hàng, số ngày lưu kho bình quân lên đến 143 ngày. Điều này cũng dễ hiểu vì chỉ là mặt hàng bổ trợ, cầu thị trường không cao.
- Linh kiện bán dẫn có doanh thu gần thấp nhất trong số các mặt hàng linh kiện của công ty, với doanh thu là 1,367,398,753 đồng chỉ chiếm 5.07% tổng doanh thu. Tốc độ luân chuyển của mặt hàng này cũng tương tự với Linh kiện cơ điện tử và Linh kiện bảo vệ, với HSVQ là 3.65 và số ngày tồn trữ là 100 ngày. Vì đây là các vật liệu bán dẫn như Silic, Gecmani... là những vật liệu có chi phí giá bán thấp, chế biến tương đối đơn giản. nên doanh thu của mặt hàng này không cao.
- Các sản phẩm khác có HSVQ thấp nhất đó là 2.37, số ngày lưu kho trung bình là 154 ngày.