Chương 4 : Kết quả nghiên cứu
4.4. Kết quả hồi quy đa biến
4.4.2. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu
Kiểm định giả thuyết H1: Nhân tố "Nguồn lao động" có sự tác động thuận chiều
"Hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH JH Tech."
Hệ số Beta của biến NCM là 0.225 > 0 với Sig = 0.000 nhỏ hơn 0.05, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H1 với hệ số tin cậy là 95%. Tuy nhiên nếu so sánh với các nhân tố khác thì nhân tố "Nguồn lao động của công ty" lại có hệ số Beta thấp nhất là 0.225, tức khi Công ty cải thiện chất lượng nguồn lao động lên 1 đơn vị thì mức độ hiệu quả của công tác quản trị hàng tồn kho sẽ tăng lên 0.225 đơn vị.
Kiểm định giả thuyết H1: Nhân tố "Quá trình sản xuất của công ty" có sự tác
động thuận chiều đến "Hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty JH Tech." Hệ số Beta của biến QTSX là 0.392 > 0, là hệ số Beta lớn nhất trong các nhân
tố, với Sig = 0.000 nhỏ hơn 0.05, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H2 với hệ số tin cậy
là 95%. Kết quả này đã kiểm chứng rằng quá trình sản xuất của công ty được thực hiện càng tốt, càng theo đúng quy trình thì hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của công ty càng cao. Theo như kết quả này thì hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty JH Tech sẽ tăng lên 0.392 đơn vị nếu như công ty cải thiện, thực hiện tốt quá trình sản xuất tăng lên 1 đơn vị.
Kiểm định giả thuyết H1: Nhân tố "Quá trình lưu thông hàng hóa của công ty"
có sự tác thuận chiều đến "Hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty JH Tech".
Hệ số Beta của biến QTSX là 0.330 > 0, là hệ số Beta lớn nhất trong các nhân
tố, với Sig = 0.000 nhỏ hơn 0.05, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H3 với hệ số tin cậy
là 95%. Điều này có nghĩa là, khi chất lượng của quá trình phân phối, lưu thông hàng hóa của công ty được cải thiện tăng thêm 1 đơn vị thì hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty JH Tech sẽ tăng lên 0.330 đơn vị.
Kiểm định giả thuyết H4: Nhân tố "Quá trình lưu trữ, bảo quản hàng hóa của công
ty" có tác động thuận chiều đến "Hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty JH Tech"
Hệ số Beta của biến QTSX là 0.366 > 0, là hệ số Beta lớn nhất trong các nhân tố, với Sig = 0.000 < 0.05, có nghĩa là chấp nhận giả thuyết H4 với hệ số tin cậy là
95%. Điều này có nghĩa là công ty sử dụng các biện pháp lưu trữ, bảo quản nhằm giữ được chất lượng của linh kiện điện tử càng tốt thì "hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của công ty" càng tốt. Theo như kết quả này thì "hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty JH Tech" sẽ tăng lên 0.366 đơn vị nếu như công ty cải thiện, thực hiện tốt quá trình lưu trữ, bảo quản tăng lên 1 đơn vị.
Tóm lại, các bước chạy mô hình lượng được em tiến hành thực hiện trên phần mềm SPSS và kết quả nghiên cứu được trình bày trong chương 4. Kết quả thu được đó là chấp nhận cả 4 giả thuyết đã đặt ra ở chương 3, các nhân tố "Nguồn lao động của công ty","Quá trình sản xuất của công ty", "Quá trình lưu thông hàng hóa của công ty", "Quá trình lưu trữ, bảo quản hàng hóa của công ty" đều có tác động thuận chiều đến "Hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty JH Tech." Từ những kết quả về thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng, em sẽ tiến hành đề xuất một số giải pháp theo từng nhân tố ảnh hưởng để nâng cao, cải thiện hiệu quả công tác quản trị HTK của Công ty TNHH JH Tech.
Chương 5: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho Công ty TNHH JH Tech