Trong bài khóa luận này, em sử dụng nghiên cứu phân tích dữ liệu định lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát thực tế. Mục đích của việc nghiên cứu đó là kiểm định mô hình nghiên cứu lý thuyết, tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới "hiệu quả công
tác quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH JH Tech" và từ kết quả nghiên cứu đưa ra kiến nghị các giải pháp phù hợp.
Em đã thực hiện khảo sát kích thước mẫu là 150, đối tượng khảo sát là nhân viên của công ty TNHH JH Tech.
Em xây dựng bảng khảo sát dựa trên thang đo Likert 5 điểm bao gồm các câu trả lời đó là "Hoàn toàn không đồng ý", "Không đồng ý", "Trung lập", "Đồng ý" và "Hoàn toàn đồng ý".
Các biến quan sát được xây dựng cụ thể đối với biến độc lập và biến phụ thuộc như sau:
- Đối với nhân tố "Nguồn lao động của công ty"
(1) Số lượng lao động nam nhiều hơn số lượng lao động nữ giúp công ty thực hiện hoạt động SXKD tốt hơn
(2) Công tác quản trị hàng tồn kho của công ty hiệu quả hơn khi số lượng nhân viên có trình độ trung cấp trở lên tăng lên
(3) Tỷ trọng lao động trẻ tuổi, năng động chiếm phần lớn khiến công tác quản trị hàng tồn kho của công ty hiệu quả hơn
- Đối với nhân tố "Quá trình sản xuất của công ty"
(1) Quy trình sản xuất linh kiện điện tử của Công ty TNHH JH Tech an toàn và đúng quy định của pháp luật
(2) Máy móc, thiết bị của Công ty TNHH JH Tech đảm bảo chất lượng, phục vụ
tốt trong quá trình sản xuất
(3) Không xảy ra hiện tượng có nhân viên bỏ việc trong ca làm (4) Công ty TNHH JH Tech không bao giờ bắt tăng ca, tăng giờ làm - Đối với nhân tố "Quá trình lưu thông hàng hóa của công ty"
(1) Quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra an toàn và đúng quy định pháp luật (2) Công ty TNHH JH Tech đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng để phục vụ nhu cầu của khách hàng
(3) Công ty JH Tech vận chuyển hàng hóa, sản phẩm đúng thời hạn hợp đồng (4) Công ty JH Tech có đủ các phương tiện vận tải phục vụ cho việc vận chuyển
- Đối với nhân tố "Quá trình lưu trữ, bảo quản hàng hóa của công ty"
(1) Công ty thực hiện phân loại hàng tồn kho theo từng loại phân biệt để tiến hành bảo quản, lưu trữ
Cronbach's Alpha N of Items Corrected Item- Total Correlation Cronbach's Alpha if Item Deleted
(3) Công ty JHTech không đặt quá nhiều hàng tồn kho vào trong một hộp nhỏ (4) Công ty không sử dụng các hộp cứng để bảo quản hàng tồn kho
- Đối với biến phụ thuộc "Hệ số vòng quay hàng tồn kho"
(1) "Hệ số vòng quay hàng tồn kho" của Công ty JH Tech đang ở mức phù hợp (2) "Hệ số vòng quay hàng tồn kho" đánh giá đúng hiệu quả công tác quản trị HTK của Công ty JH Tech
(3) "Hệ số vòng quay hàng tồn kho" của Công ty TNHH JH Tech nên có xu hướng tăng trong thời gian tới
Sau khi ý kiến của công nhân viên được thu thập thì dữ liệu sẽ được mã hóa và trình bày như sau:
- Mã hóa dữ liệu thông tin cá nhân: + Về giới tính: Nam: 1; Nữ: 2
+ Về độ tuổi: Từ 18 đến 25 tuổi: 1; Từ 25 đến 35 tuổi: 2; Từ 35 tuổi trở lên: 3 + Về trình độ học vấn: Đại học: 1; Trung cấp: 2; Phổ thông: 3
+ Về cách tiếp cận: Mạng xã hội: 1; Bạn bè giới thiệu: 2; Website công ty: 3; Khác: 4
- Mã hóa dữ liệu đối với thang đo
+ Nhân tố "Nguồn lao động" mã hóa chung là NLD, các biến quan sát mã hóa từ NLD1 đến NLD3
+ Nhân tố "Quá trình sản xuất của công ty" mã hóa chung là QTSX, các biến quan sát mã hóa từ QTSX1 đến QTSX4
+ Nhân tố "Quá trình lưu thông của công ty" mã hóa chung là QTLT, các biến quan sát mã hóa từ QTLT1 đến QTLT4
+ Yếu tố "Quá trình lưu trữ bảo quản hàng hóa" của công ty mã hóa chung là QTBQ, các biến quan sát mã hóa từ QTBQ1 đến QTBQ4
+ Yếu tố "Hệ số vòng quay hàng tồn kho" mã hóa chung là HSVQ, các biến quan sát mã hóa từ HSVQ1 đến HSVQ3
+ Các câu trả lời theo thang đo Li1kert: Hoàn toàn không đồng ý: 1; Không đồng ý: 2; Trung lập: 3; Đồng ý: 4; Hoàn toàn đồng ý: 5
Phương pháp phân tích số liệu em sử dụng đó là các phương pháp sau: - Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach's Alpha
- Phân tích nhân tố khám phá EFA - Ma trận hệ số tương quan Pearson - Kiểm định mô hình hồi quy đa biến
Λ ■ ʃ Ấ J ■? 1 ∙ ^ r
Chương 4: Ket quả nghiên cứu