Đánh giá chung về hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH

Một phần của tài liệu 242 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty trách nhiệm hữu hạn JH tech (Trang 65 - 68)

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả công tác quản trị hàng tồn kho của Công ty TNHH

2.3.1. Tích cực

Trong giai đoạn 2018-2020, dù tình hình thị trường sự biến động đặc biệt là trong năm 2020 là một năm khổ cực đối với tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống do ảnh hưởng của dịch bệnh toàn cầu Covid19, song công ty vẫn duy trì tình hình hoạt động kinh doanh ổn định, đều đặn.

Công ty JH Tech căn cứ vào mục tiêu chiến lược kinh doanh của mình để đề ra các chủ trương chính sách quản trị HTK. Công ty có chiến lược dự trữ hàng hóa phù hợp, vì thế trong thời gian qua tình trạng thiếu hụt hàng hóa cung cấp ra bên ngoài thị trường không xảy ra, hầu như đáp ứng kịp thời nhu cầu của người mua. Công ty giữ được uy tín và có mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng.

Công ty đã cố gắng đa dạng hóa các nhà cung cấp với mục đích nâng cao chất lượng, phong phú nguồn hàng hóa, đa dạng hóa các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ứng với từng đối tượng khách hàng. Điều này cũng giúp cho công ty chủ động tìm kiếm, tiếp cận đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng mới, giúp nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty.

Quy trình quản trị HTK của công ty được tiến hành rất tốt, đảm bảo được các chuẩn mực về các chính sách quản trị hàng tồn kho của công ty. Hơn nữa, quy trình quản trị HTK của công ty không quá rườm rà, tiết kiệm tối đa chi phí phát sinh.

Khâu bảo quản lưu trữ HTK được thực hiện theo những quy định mà công ty đề ra, người lao động được bảo đảm sự an toàn cũng như chất lượng của linh kiện điện tử được đảm bảo.

Các chỉ tiêu "Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho" và "Hệ số khả năng sinh lợi hàng tồn kho" trong giai đoạn 2018-2020 đều ở mức tốt, chứng tỏ công ty đã đầu tư, sử dụng hàng tồn kho một cách hiệu quả.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó

Điều đầu tiên mà công ty chưa thực hiện được đó là công ty chưa có sử dụng mô hình quản trị HTK. Công ty chỉ dựa và kinh nghiệm thực tế, vòng quay của các kỳ trước và sự thiếu hụt trong quá trình thương mai để tiến hành lập kế hoạch nhập và bổ sung hàng hóa, nguyên vật liệu vào kho.

Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của công ty chưa được phát triển tức công ty chưa có chú trọng vào công tác nghiên cứu thị trường, thu thập dữ liệu và xử lý thông tin cho nên công ty rất thụ động và yếu kém trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng cũng như là của của thị trường, từ đó rất khó đưa ra dự báo chính xác trước về khối lượng sản xuất cũng như khối lượng tồn kho.

Dựa vào số liệu thống kê của công ty thì chưa tính toán được chỉ tiêu "Đáp ứng nhu cầu khách hàng" và chỉ tiêu "Đánh giá mức độ chính xác của các báo cáo tồn

kho". Nguyên do là vì công ty chưa có đi sâu cũng như chưa có bộ phận nào làm nhiệm vụ thống kê về số lượng các đơn hàng thành công hay thất bại, số lượng báo cáo tồn kho chính xác hay không chính xác.

Tuy có nguồn lao động trẻ, năng động nhưng kinh nghiệm vẫn còn thiếu sót do đó có thể xảy ra hiện tượng mất mát thiếu hụt hàng, khả năng đối diện với các cảnh huống bất ngờ xảy ra còn kém, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Công ty tuy có tổ chức nhiều buổi đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nhân viên, nhưng lại không quan tâm đến chất lượng của các buổi đào tạo đó nên không thể đưa ra đánh giá về trình độ của công nhân viên một cách khách quan, cụ thể để tìm ra được phương án có thể nâng cao cải thiện trình độ của họ.

Thời gian luân chuyển hàng tồn kho của công ty lâu hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành, đều là khoảng 3 tháng trong cả 3 năm từ 2018-2020. Có thể nói dù công tác quản trị HTK được duy trì khá ổn định nhưng lại quá trì trệ khi so với các doanh nghiệp ngành linh kiện điện tử tức doanh nghiệp bán hàng chậm và HTK bị ứ đọng nhiều đối với mặt bằng chung của thị trường.

Tóm lại, trong chương 2, em đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá về tình hình tài sản, tình hình kinh doanh cũng như công tác quy trình quản trị HTK của Công ty TNHH JH Tech giai đoạn năm 2018-2020. Thông qua việc nghiên cứu, có thể nói, công tác quản trị HTK của Công ty JH Tech có cả những điểm mạnh nên tiếp tục duy trì nhưng cũng có cả những điểm chưa tốt cần được cải thiện, khắc phục. Thực trạng này là cơ sở để em tiến hành việc chọn biến độc lập và biến phụ thuộc cho mô hình nghiên cứu để tiến hành tìm hiểu xem đâu là nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả công tác quản trị HTK của Công ty TNHH JH Tech.

Một phần của tài liệu 242 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty trách nhiệm hữu hạn JH tech (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w