Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quán trị hàng tồn

Một phần của tài liệu 242 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty trách nhiệm hữu hạn JH tech (Trang 61 - 65)

Chương 1 : Tổng quan nghiên cứu

2.2. Thực trạng công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH JHTech

2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quán trị hàng tồn

Các chỉ tiêu, chỉ số tài chính của công ty là nền tảng để cho các nhà lãnh đạo, các nhà đầu tư, các nhà cung cấp hay khách hàng dễ dàng chú ý, xem xét, đưa ra đánh giá về tình hình cũng như là hiệu quả hoạt động của công ty, doanh nghiệp đó. Để đưa ra đánh giá được hiệu quả công tác quản trị HTK của Công ty JH Tech, cần dựa vào chỉ tiêu "Số vòng quay hàng tồn kho" và "Số ngày tồn kho bình quân". Ket quả tính toán hai chỉ tiêu này trong giai đoạn từ năm 2018-2020 được tính toán và tổng hợp tại Bảng 2.7 dưới đây:

Hàng tồn kho

bình quân Đồng 4,073,025,087 4,353,809,941 3,676,998,646

Số vòng quay

hàng tồn kho Vòng 4.03 4.37 4.14

Số ngày tồn

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Hệ số đảm

nhiệm HTK 0.1371 0.128 0.1363

Nguồn: số liệu tổng hợp và tính toán từ BCTC của công ty năm 2018-2020

Theo Bảng 2.7, dễ dàng nhận thấy HSVQ của Công ty JH Tech trong giai đoạn 2018-2020 đều lớn hơn 4 và không có sự thay đổi quá lớn. Năm 2018, HSVQ là 4.03 vòng, mỗi vòng là 91 ngày, tức là khoảng 3 tháng. HSVQ năm 2019 tăng lên là 4.37 vòng, tuy năm 2019 là năm doanh nghiệp mở thêm chi nhánh hoạt động nên số lượng hàng tồn kho tăng nhưng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lại tăng trưởng lên nhiều nên HSVQ của công ty có tăng nhẹ. Tuy nhiên đến năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 nên HSVQ có giảm nhẹ còn là 4.14, nhưng đây là vẫn là một tín hiệu khá tốt đối với tình hình hoạt động của công ty nếu xét trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu như vậy. Có thể thấy trong giai đoạn 2018-2020, công tác quản trị HTK của Công ty JH Tech khá ổn định.

Tuy nhiên, nếu so sánh với chỉ tiêu HSVQ trung bình ngành linh kiện điện tử thì HSVQ của công ty JH Tech vẫn còn hơi thấp. Theo số liệu của trang Stockbiz tổng hợp, thì HSVQ trung bình ngành linh kiện điện tử là 6.45, tức số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho trung bình ngày chỉ là 57 ngày, tức chưa đầy 2 tháng. Trong khi đó, số ngày luân chuyển hàng tồn kho của Công ty JH Tech lên đến 3 tháng, điều này cho thấy so với các doanh nghiệp cùng ngành thì hiệu quả công tác quản trị HTK của Công ty JH Tech chưa tốt. Dù công ty có sự ổn định trong việc duy trì HSVQ trong 3 năm gần đây nhưng khi so với các doanh nghiệp ngành linh kiện điện tử thì vẫn chưa tốt, vì vậy trong tương lai Công ty JH Tech cần đưa ra các chính sách phù hợp để có thể cải thiện được HSVQ cũng như là nâng cao hiệu quả công tác quản trị HTK.

• Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho

Bảng 2.8: Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho của Công ty TNHH JH Tech

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Lợi nhuận sau

thuế Đồng 7,854,471,246 8,685,344,931 5,734,008,645

Giá trị HTK

bình quân Đồng 4,073,025,087 4,353,809,941 3,676,998,646

Khả năng sinh

lợi của HTK Lần 1.928 1.995 1.559

Nguồn: số liệu tính toán từ BCTC

Bảng 2.8 là kết quả của chỉ tiêu "Hệ số đảm nhiệm hàng tồn kho" của Công ty JH Tech giai đoạn 2018-2020. Trong cả 3 năm 2018, 2019, 2020 hệ số đảm nhiệm lần lượt là 0.1371, 0.128, 0.1363 đều nhỏ hơn 1 cho thấy HTK được sử dụng một cách có hiệu quả và hầu như không có sự thay đổi lớn. Năm 2018 và năm 2020 có hệ số đảm nhiệm HTK gần như bằng nhau và bằng 0.136 tức cứ 0.136 đồng vốn đầu tư cho HTK thì có thể tạo ra được 1 dồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ rằng cho dù trong năm 2020 công ty bị chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh toàn cầu Covid19 khiến doanh thu lẫn hàng tồn kho đều giảm, nhưng công ty vẫn đầu tư sử dụng hàng tồn kho có hiệu quả. Trong năm 2019, hệ số đảm nhiệm HTK giảm chỉ còn 0.128, tức công ty đã có áp dụng những chủ trương, biện pháp phù hợp với sự mở rộng kinh doanh của công ty, sử dụng đồng vốn đầu tư vào HTK một cách có hiệu quả. Tóm lại, dựa vào chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm HTK, thì có thể đưa ra nhận xét rằng, trong giai đoạn 2018-2020 Công ty JH Tech sử dụng HTK một cách có hiệu quả từ đây cho thấy chất lượng đảm bảo được hiệu quả công tác quản lý quản trị HTK đã được nâng cao, cải thiện.

• Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của hàng tồn kho

Chỉ tiêu "Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho" dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng HTK để tạo ra lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp. Bảng 2.8 dưới đây thể hiện kết quả chỉ tiêu khả năng sinh lợi hàng tồn kho của công ty JH Tech giai đoạn 2018-2020:

Nguồn: số liệu tự tính toán trong BCTC

Dựa vào kết quả ở Bảng 2.8, có thể thấy trong giai đoạn 2018-2020, chỉ tiêu "Khả năng sinh lợi của hàng tồn kho" của Công ty JH Tech đều lớn hơn 1, điều này cho này công ty đang sử dụng hàng tồn kho rất hiệu quả. Trong 2 năm 2018 và năm 2019, chỉ tiêu Khả năng sinh lợi của HTK lần lượt là 1.928 và 1.995, tức cứ 1 đồng hàng tồn kho có thể tạo ra được lần lượt 1.928 đồng và 1.995 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2020, chỉ tiêu này có giảm một chút, chỉ còn là 1.559, tuy nhiên đây là một con số khá tốt trong bối cảnh đại dịch mà công ty vẫn sử dụng HTK một cách khá hiệu quả. Điều này có thể thấy công tác quản trị HTK của công ty thực hiện khá tốt. Trong những năm tiếp theo, công ty nên có những chính sách hợp lý để có thể duy trì và nâng cao khả năng sinh lợi từ HTK.

2.3. Đánh giá chung về hiệu quả Công tác Quản trị hàng tồn kho của Công tyTNHH JH Tech

Một phần của tài liệu 242 giải pháp tài chính nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty trách nhiệm hữu hạn JH tech (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w