5. Kết cấu của luận văn
4.2.9. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong đấu thầu lựa chọn nhà thầu
Hiện nay trong quản lý hoạt động đấu thầu chúng ta đã có Luật Đấu thầu, Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hình thức đấu thầu rộng rãi đã trở thành phổ biến thay cho đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu như trước đây. Tuy nhiên có một nghịch lý xảy ra trong thực tế hiện nay ở tỉnh Lào Cai tuy đấu thầu rộng rãi nhưng tính cạnh trạnh và hiệu quả kinh tế ngày càng có xu hướng giảm dần, thậm chí không bằng các gói thầu chỉ định thầu trước kia. Hiện tượng dàn xếp, mua bán giữa các nhà thầu đã trở nên công khai, phổ biến trong hoạt động đấu thầu. Để khắc phục hạn chế, từng bước hoàn thiện đấu thầu, cần tập trung thực hiện một số biện pháp sau:
- Trong phê duyệt kế hoạch đấu thầu: Thống nhất phương thức phân chia gói thầu từ khi quyết định đầu tư nhằm tránh hiện tượng chia nhỏ gói thầu để trốn thủ tục, nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư.
- Nâng cao năng lực và trách nhiệm tư vấn lập hồ sơ mời thầu và thẩm định hồ sơ mời thầu. Phát hiện kịp thời và xử lý kiên quyết những trường hợp hồ sơ mời thầu cố tình đưa ra các tiêu chí làm giảm tính cạnh tranh trong đấu thầu. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của tư vấn xét thầu, thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Đấu thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu đủ năng lực, đảm bảo công bằng, minh bạch giữa các nhà thầu. - Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quản lý đấu thầu. Xử lý nghiêm khắc các đơn vị chủ đầu tư và các nhà thầu có dấu hiệu vi phạm, cố tình dàn xếp trong đấu thầu. Công khai đăng tải thông tin về các trường hợp nhà thầu
vi phạm, dàn xếp và các nhà thầu không đủ năng lực thi công thực tế để cấm tham gia đấu thầu trên địa bàn huyện và trong cả nước.
- Trong điều kiện cụ thể, xem xét đưa ra hình thức thực hiện hợp đồng phù hợp, đảm bảo quản lý hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí trong quản lý vốn đầu tư.
4.2.10. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước
Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực có vị trí quan trọng trong việc tạo đà cho phát triển kinh tế theo chủ trương chính sách của Đảng. Thực hiện tốt quá trình đầu tư xây dựng cơ bản sẽ đem lại hiệu quả cao nhất, hạn chế thất thoát lãng phí vốn đầu tư. Song, hoạt động đầu tư rất phức tạp và đa dạng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực. Vì vậy, cán bộ công chức trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói chúng và quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng phải có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Muốn thế phải tăng cường công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo lại cán bộ, công chức quản lý nhằm tạo ra những con người tri thức có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đào tạo gắn liền với giáo dục ý thức để tăng cường sự hiểu biết về pháp luật, về những quy chế trong đầu tư xây dựng của nhà nước đặt ra, bên cạnh đó tuyên truyền, phổ biến cho mọi người thấy được vai trò của đầu tư XDCB. Vì vậy, phải tăng cường chi vốn đầu tư XDCB cho công tác giáo dục và đào tạo. Tổ chức, tạo điều kiện cho cán bộ, lao động nâng cao trình độ. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cần theo hướng:
Thứ nhất, hệ thống cán bộ tham gia và có liên quan đến công tác quản lý chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN phải là những người có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc phụ trách, thường xuyên được bồi dưỡng và đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật và sử dụng thành thạo các loại phần mềm chương trình quản lý ngân sách như TABMIS,
chương trình hệ thống cấp mã số cho các đơn vị có quan hệ với ngân sách, phần mềm lập dự toán Bắc Nam, triển khai bản vẽ thiết kế AutoCAD.
Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục và nâng cao phẩm chất đạo đức công vụ của người cán bộ công chức làm công tác quản lý đầu tư xây dựng. Đánh giá cán bộ, công chức cuối năm không chỉ qua mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà còn đánh giá ở thái độ, cách ứng xử của người đó đối với cơ quan, đơn vị, và nơi cư trú.
Tóm lại, vấn đề nâng cao năng lực cán bộ, công chức quản lý chi đầu tư XDCB là một yêu cầu khách quan, phù hợp với quy luật phát triển. Để quản lý có hiệu quả thì vấn đề chuyên môn hóa bộ máy quản lý là cần thiết, tránh những chồng chéo về nhiệm vụ và trách nhiệm trong quản lý. Phải xây dựng chế độ bồi dưỡng đào tạo trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Để đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ năng lực chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, am hiểu pháp luật để tham gia vào bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB của địa phương.