Chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh lào cai (Trang 84 - 85)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Chính sách kinh tế

Hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản được ban hành ngày càng đầy đủ, hiệu lực pháp lý cao hơn, đồng thời có rà soát, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với thực tế. Các văn bản Luật được ban hành đã góp phần thể chế hóa kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng về đầu tư phát triển phục vụ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và phục vụ tiến trình hội nhập. Tuy nhiên, vẫn còn một số Luật và văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa được ban hành kịp thời, nhiều nội dung chậm được sửa đổi, bổ sung. Nội dung một số văn bản chưa phù hợp thực tế, chưa được quy định cụ thể. Bên cạnh đó, tình trạng không thống nhất giữa các văn bản, thường xuyên thay đổi trong thời gian ngắn, tính nhất quán không cao, thiếu tính dự báo.

Câu chuyện tỉnh Sơn La quyết định đầu tư 1.400 tỷ đồng năm 2015 cho hạng mục quần thể tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hay nhiều dự án đầu tư

trên khắp cả nước cho thấy một lỗ hổng của Luật Đầu tư công khi chỉ xác định thẩm quyền quyết định dự án đầu tư công theo tổng mức đầu tư mà chưa so sánh tổng mức đầu tư đó với tổng thu ngân sách, mức GDP… tức là so sánh với năng lực tài chính của địa phương đó. Một số bộ Luật như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… mới có hiệu lực từ 1 năm đến 3 năm đã phải rà soát để sửa. Luật Bảo vệ môi trường thì mâu thuẫn với Luật Đầu tư; Luật Phòng cháy chữa cháy lại chưa liên thông với Luật Xây dựng.. Điều đó cho thấy tính đồng bộ, ổn định và khả thi về pháp luật ở nước ta có nhiều vấn đề. Đây là trách nhiệm của cơ quan soạn thảo văn bản. Tính cát cứ, đặc biệt là tính cục bộ trong xây dựng văn bản pháp luật cần phải được loại bỏ.

Theo tổng hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có khoảng 37 luật về đầu tư - kinh doanh cần phải được sửa đổi và điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn và để tránh mâu thuẫn, chồng chéo giữa các luật chuyên ngành gồm có: Luật Đầu tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quản lý - sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh… Mục đích rà soát các luật trên nhằm loại bỏ vướng mắc, rào cản và đặc biệt là cắt giảm những điều kiện không cần thiết, loại bỏ những mâu thuẫn chồng chéo, thiếu đồng bộ, không thống nhất, chưa liên thông giữa các luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh lào cai (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)