5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học cho tỉnh Lào Cai về quản lý nhà nước đối với chi đầu tư
dựng cơ bản
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của các địa phương trên đã rút ra được một số bài học sau:
Một là, Phương thức quản lý chi phí đầu tư xây dựng vốn NSNN phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, để làm được việc khống chế chi phí đầu tư XDCB dự án không phá vỡ hạn mức chi phí được duyệt ở mỗi giai đoạn. Điều này phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể và sự giám sát lẫn nhau cũng như của toàn xã hội. Từng bước hòa nhập thông lệ quốc tế, phù hợp với cơ chế thị trường, thiết lập cơ chế hành nghề chuyên gia định giá, thành lập hiệp hội quản lý chi phí và giá xây dựng. Xu hướng là quản lý theo sản phẩm đầu ra với những kế hoạch dài, trung hạn và đầu tư theo chương trình mục tiêu của Nhà nước. Đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong quản lý vốn đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư NSNN nói riêng.
Hai là, quy hoạch phải gắn với kế hoạch bố trí vốn, nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn bằng nhiều biện pháp trong đó có phân cấp đảm bảo tỉnh tự chủ cho địa phương, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ đến từng khâu của quá trình đầu tư; góp phần tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và nâng cao hiệu quả KT-XH của các dự án đầu tư xây dựng từ NSNN, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình triển khai thực hiện các dự án.
Ba là, gắn đầu tư trọng điểm, hiệu quả các dự án lớn, quan trọng để có tăng trưởng cao với các dự án, chương trình mang tính chất phát triển bền
vững có tính xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, xóa đói giảm nghèo vùng sâu vùng xa… sẽ thu hút được sức mạnh cộng đồng, được lòng dân và chính quyền cơ sở do vậy loại đầu tư này sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong quản lý sử dụng vốn.
Bốn là, cải cách các thủ tục hành chính và công khai hóa các quy trình, các công đoạn của quá trình đầu tư, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý về nhà nước nói chung và quản lý về vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước nói riêng. Ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng trên cơ sở phân định rõ trách nhiệm của UBND các cấp, các cơ quan chuyên môn và các chủ đầu tư trong việc thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đảm bảo đúng quy định pháp luật về xây dựng, phù hợp với tình hình thực tế của từng tỉnh.
Năm là, chú trọng tới quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các cấp từ quản lý tới kỹ thuật, phân công trách nhiệm và bố trí đội ngũ cán bộ có chuyên môn, nghiệp vụ trong quản lý nguồn vốn NSNN.
Sáu là: Định kỳ tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, phối hợp với các đơn vị chủ đầu tư tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi những vấn đề phát sinh, những vướng mắc cần tháo gỡ từ đó có biện pháp giải quyết kịp thời, hợp lý, đúng chế độ. Phản ánh kịp thời những khó khăn vướng mắc, những nảy sinh trong quá trình kiểm soát chi đầu tư, tổ chức tốt công tác thông tin báo cáo.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019 như thế nào?
Câu hỏi 2: Các nhân tố nào ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.2.Thu thập thông tin thứ cấp
Thu thập thông tin thứ cấp bao gồm:
- Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành và các nguồn số liệu thống kê.
- Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được đang tải trên các sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị hội thảo, kết quả của các đợt điều tra của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng...
- Trao đổi ý kiến trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực XDCB, Ban quản lý dự án, một vài đơn vị thi công trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Thu thập thông tin: Được tổng hợp và hệ thống hoá từ báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Cục thống kê tỉnh từ năm 2017-2019.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách tiến hành phỏng vấn điều tra quản lý nhà nước đối với chi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Mục đích điều tra: Đánh giá hoạt động quản lý nhà nước đối với chi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- Đối tượng điều tra:
+ Cán bộ làm việc tại cơ quan chức năng trong quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Lào Cai như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh Lào Cai.
+ Chủ đầu tư: số đơn vị thi công, đơn vị tư vấn, giám sát đang thực sử dụng vốn XDCB từ NSNN tỉnh Lào Cai.
- Quy mô mẫu điều tra:
+ Đối với cán bộ thực hiện quản lý nhà nước đối với chi đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Lào Cai: tác giả thống kê với các đối tượng điều tra tổng số 62 người nên tác giả sẽ điều tra đủ toàn bộ quy mô mẫu này cho nghiên cứu luận văn.
+ Đối với Chủ đầu tư: số đơn vị thi công, đơn vị tư vấn, giám sát đang thực sử dụng vốn XDCB từ NSNN tỉnh Lào Cai. Quy mô mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Slovin
) * 1 ( N e2 N n Trong đó: n: quy mô mẫu
N: kích thước của tổng thể.
Hiện nay đang có 140 đơn vị thực hiện XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai ta được
Chọn khoảng tin cậy là 95%, nên mức độ sai lệch e = 0,05
Ta có: n = 140/ (1 + 140 * 0,052) = 103,70=> quy mô mẫu: 104 mẫu. Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:
+ Phần 1 thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.
+ Phần 2 thu thập về tình hình quản lý nhà nước đối với chi đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Nội dung đánh giá dựa trên thang đo Likert được thống kê theo bảng sau:
Mức Khoảng Mức đánh giá 1 4,20 - 5,00 Rất tốt 2 3,40 - 4,19 Tốt 3 2,60 - 3,39 Khá 4 1,80 - 2,59 Trung bình 5 1,00 - 1,79 Kém 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích trong luận văn. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các số liệu tính toán được xử lý trên phần mềm Excel.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin
Số liệu được thu thập ở các phòng ban của UBND như: phòng tài chính kế hoạch, Thanh tra tỉnh, Ban quản lý các công trình xây dựng, sau đó được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của nhà nước và quy trình thực hiện về đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể các phương pháp phân tích thông tin như sau:
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này, được áp dụng nhằm mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh kết quả thực hiện quản lý chi đầu tư XDCB tại tỉnh Lào Cai, thông qua đó đánh giá được mức độ của các hoạt động cần nghiên cứu, từ đó làm căn cứ để phát hiện được xu hướng và nguyên nhân các vấn đề phát sinh cần giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.
2.2.3.2. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến các chuyên gia về lĩnh vực quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN với những nội dung cụ thể như: cơ cấu nguồn vốn giữa các lĩnh vực; lập kế hoạch phân bổ vốn; thanh toán vốn đầu tư; quyết toán vốn đầu tư.
2.2.3.3. Phương pháp so sánh
Quản lý nhà nước đối với chi đầu tư XDCB được nghiên cứu trong luận văn sẽ được so sánh thông qua phương pháp thống kê so sánh nhằm chỉ ra sự khác biệt về kết quả bố trí nguồn vốn chi đầu tư XDCB theo các năm, so sánh cơ cấu kế hoạch vốn chi đầu tư XDCB theo các năm và theo các lĩnh vực, ngành kinh tế... Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan, những vấn đề phát sinh trong quản lý chi đầu tư XDCB. Từ đó đưa ra kết luận có căn cứ khoa học cho các giải pháp đồng thời đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với chi đầu tư XDCB tại tỉnh Lào Cai
2.3. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu lập kế hoạch phân bổ vốn
Trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, kế hoạch phân bổ vốn có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả đầu tư. Để làm tốt kế hoạch phân bổ vốn, UBND tỉnh phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn NSNN đầu tư cho xây dựng cơ bản, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, kế hoạch phân bổ vốn cho từng dự án năm trước, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phân bổ vốn đó với số thực hiện trong năm. Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao năm kế hoạch; đối tượng được phân bổ vốn trong năm; kết quả thực hiện vốn được phân bổ trong năm của từng đối tượng. Tỷ lệ % Vốn được giao (NS tỉnh phân cấp, NS tỉnh) = Số vốn phân bổ trong kỳ Tổng số vốn XDCB trong kỳ x 100% Tỷ lệ % Vốn phân bổ trong kỳ
(Chi tiết từng sự nghiệp)
= Số vốn phân bổ trong kỳ
Tỷ lệ % Vốn thực hiện trong kỳ (Chi tiết từng sự nghiệp) =
Số thực hiện vốn đầu tư
Tổng số vốn theo KH trong kỳ x 100%
2.3.2.Chỉ tiêu đánh giá thực hiện chi đầu tư XDCB Tiêu chí thanh toán chi đầu tư XDCB
Thanh toán chi đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN, phải tuân thủ đúng quy tắc, đúng quy trình, đúng công trình và đúng khối lượng phát sinh thực tế, đảm bảo kịp thời không ảnh hưởng tới tiến độ thi công công trình và thời gian khai thác sử dụng của dự án, gây ảnh hưởng tới các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội, tiết kiệm được thời gian. Mặt khác còn tránh tính trạng nợ đọng trong đầu tư xây dựng cơ bản, đây là nguyên nhân trực tiếp gây khó khăn cho các đơn vị thi công, đơn vị quản lý và gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Đánh giá chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tư phải xem xét ở hai nội dung là thanh toán tạm ứng và thanh toán. Tỷ lệ % Thanh toán tạm ứng (Theo từng sự nghiệp) = Giá trị hợp đồng Giá trị tạm ứng x 100 Tỷ lệ % Thanh toán vốn (Theo từng sự nghiệp) =
Giá trị nghiệm thu
Giá trị đã thanh toán x 100
2.3.3. Chỉ tiêu quyết toán chi đầu tư XDCB
Số liệu quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, là căn cứ để ghi chép, hạch toán hình thành tài sản Nhà nước đưa vào sử dụng, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quy trình đầu tư một dự án như: Thanh toán, xác định công nợ, báo cáo hoàn công... làm căn cứ cho việc đánh giá hiệu quả quá trình đầu tư và có giải pháp khai thác sử dụng dự án, công trình sau ngày hoàn thành.
Đánh giá chỉ tiêu thanh toán vốn đầu tư phải xem xét ở số công trình đã lập báo cáo quyết toán trong năm, số lượng công trình được thẩm tra quyết toán, giá trị công trình đề nghị quyết toán và quyết toán được duyệt.
Tỷ lệ % Công trình QT
(Theo từng sự nghiệp) =
Số công trình QT
Tỷ lệ % Giá trị QT vốn được duyệt (Theo từng sự nghiệp) =
Giá trị đề nghị QT
Giá trị quyết toán được duyệt x 100
2.3.4. Chỉ tiêu phân tích về hoạt động giám sát, thanh tra
Kiểm tra, giám sát quá trình đầu tư XDCB sử dụng NSNN, bao gồm các công việc: Kiểm tra việc chấp hành quy định của Chính phủ, Hội đồng nhân dân (HĐND) về lập, phân bổ, giao kế hoạch đầu tư XDCB trong năm ngân sách; Kiểm tra tình hình thực hiện chi đầu tư; Kiểm tra tổng ngân sách đầu tư XDCB được quyết toán trong năm tài chính. Kiểm tra các báo cáo của KBNN về quyết toán ngân sách đầu tư XDCB như báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách và sử dụng ngân sách đầu tư XDCB; Kiểm tra việc chấp hành các quy định khi cấp phát thanh toán, tạm ứng và thu hồi ngân sách đầu tư XDCB về điều kiện và thủ tục hồ sơ thanh toán… từ đó phát hiện ra các sai sót, sai phạm trong quá trình quản lý để chấn chỉnh giúp nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN ngày được nâng cao và đáp ứng mục tiêu quản lý của Nhà nước.
Tỷ lệ % Dự án được kiểm tra = Số DA được kiểm tra
Số DA được quyết toán x 100 Những chỉ tiêu trên đánh giá đầu tư đúng mục đích, cũng là những chỉ tiêu đánh giá đầu tư có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư XDCB ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng kế hoạch, đúng nội dung. Như vậy, quản lý hoạt động chi đầu tư xây dụng cơ bản từ NSNN được đảm bảo theo quy định của nhà nước, tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai.
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI TỈNH LÀO CAI
3.1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên của Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp Yên Bái và Sơn La.
Địa hình Lào Cai khá phong phú gồm nhiều loại hình, có địa hình thung lũng, có địa hình vùng núi thấp, địa hình vùng núi cao và các đỉnh núi rất cao như đỉnh Phanxiphăng - nóc nhà của tổ quốc cao 3.143m... Lào Cai có 107 sông suối chạy qua tỉnh, với 3 hệ thống sông chính là sông Hồng, (có chiều dài chạy qua địa phận Lào Cai là 120km), sông Chảy (có chiều dài chạy qua tỉnh là 124km), sông Nậm Mu (có chiều dài chạy qua tỉnh là 122km).
Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa, mùa hè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau. Đặc điểm nổi bật của sinh vật Lào Cai là tính đa dạng sinh học. Toàn tỉnh có hơn 2.000 loài thực vật, 442 loại chim, thú, bò sát, ếch nhái. Lào Cai có kho tàng quỹ gen đặc biệt quý hiếm (chiếm tới gần 50% số loại thực vật đặc biệt quý hiếm ở nước ta)
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Lào Cai có quy mô dân số tăng nhanh, năm 2017 là 704.215 người, đến