Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh lào cai (Trang 96 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây

tư xây dựng cơ bản của tỉnh Lào Cai tới năm 2025

4.1.1. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Lào Cai tới năm 2025 dựng cơ bản của tỉnh Lào Cai tới năm 2025

4.1.1.1. Định hướng phát triển đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH trong cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng, nhu cầu, quy mô và hình thức chi đầu tư XDCB ngày càng tăng. Việc đầu tư dự án XDCB và quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng quy định, quá trình triển khai thực hiện huy động và sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải phù hợp với luật Đầu tư công được Quốc hội ban hành số 49/2014/QH-13 ngày 18/6/2014.

Do đó tỉnh phải xác định các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện. Tỉnh cần xác định phương hướng phát triển đầu tư xây dựng cơ bản để xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, các dự án liên quan bức thiết đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương để tập trung đầu tư, tránh dàn trải, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước, giảm nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm an ninh tài chính, dư nợ công ở mức cho phép.

Trong thời gian tới tỉnh phải chỉ đạo nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, vùng.Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó xác định các luận cứ khoa học để định rõ hướng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong giai đoạn đến năm 2025 và các năm tiếp theo. Từ đó tỉnh Lào Cai cần xác định mục tiêu đầu tư phát triển như:

Đầu tư phát triển mạng lưới giao thông, ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông để đảm bảo trong bất cứ tình huống nào giao thông không thể bị gián đoạn. Cần tập trung đầu tư, ưu tiên phát triển các luồng tuyến vận tải liên tỉnh. Nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có; đầu tư mới những công trình trọng điểm để nâng cao năng lực vận tải, hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy.

Đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng Nông, lâm nghiệp, thủy sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, vừa đảm bảo an ninh lương thực, nhu cầu thực phẩm vừa là nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

Đầu tư phát triển mạng lưới cấp điện, Tập trung cải tạo và phát triển lưới điện phân phối, quản lý khai thác và sử dụng an toàn có hiệu quả lưới điện.

Đầu tư phát triển thông tin liên lạc. Phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại và đồng bộ. Mở rộng hệ thống chuyển mạch, truyền dẫn, ngoại vi. Đầu tư xây dựng các tuyến cáp quang đến các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu tập trung đông dân cư. Duy trì tỷ lệ phủ sống phát thanh và truyền hình đạt 100%, tỷ lệ phủ sóng thông tin di động đạt 100%.

Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ.Tạo bước phát triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng lớn, chú trọng phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ truyền thống, mở rộng các dịch vụ mới. Đầu tư phát tiển hạ tầng khu vực công viên địa chất toàn cầu để phát triển đa dạng các loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa... để khai thác hiệu quả tiềm năng về du lịch của tỉnh.

Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị. Phát triển hệ thống đô thị phải tiến hành đồng bộ cả phát triển kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải đi trước một bước đồng thời ưu tiên cho các ngành sản suất công nghiệp và dịch vụ. Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt đô thị; hệ thống thoát nước đô thị.

Về giáo dục đào tạo: Tăng cường nguồn lực, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất trường học đảm bảo đủ cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia; gắn việc xây dựng trường chuẩn quốc gia với chương trình kiên cố hóa trường học, xây dựng và nâng cấp hệ thống trường lớp khang trang, có đầy đủ trang thiết bị đồ dùng dạy học.

Về y tế: Tập trung đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở; đầu tư hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn quốc gia các trạm y tế xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân.Tập trung vốn để cải tạo, mở rộng, nâng cấp và bổ sung trang thiết bị cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh thành trung tâm khám chữa bệnh kỹ thuật cao. Nâng cấp các bệnh viện tuyến huyện và các phòng khám đa khoa khu vực để có đủ khả năng giải quyết cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân tại địa phương.

Về văn hóa, thông tin, thể thao: Thực hiện các công tác phục hồi, bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, quy hoạch xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở.

4.1.1.2. Định hướng hoàn thiện chi đầu tư xây dựng cơ bản

Từ thực trạng quản lý nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2019. Tỉnh cần xác định phương hướng hoàn thiện công tác quản lý chi đầu tư cần chấp hành nghiêm chỉnh từ chủ trương đầu tư, bố trí kế hoạch vốn, quản lý quy trình đầu tư, chi phí đầu tư xây dựng, quản lý việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh đối với công tác quản lý chi đầu tư XDCB. Hoàn thiện phân cấp quản lý về kế hoạch chi đầu tư.

Nâng cao năng lực quản lý đầu tư của cán bộ các cấp, các ngành, các chủ đầu tư và các ban quản lý dự án đầu tư. Nâng cao mối quan hệ giữa cơ quan tài chính và cơ quan thanh toán vốn đầu tư, mối quan hệ giữa thẩm tra kế hoạch phân bổ chi đầu tư, thanh toán chi đầu tư với công tác quyết toán chi đầu tư dự án hoàn thành.

Tăng cường sự phối hợp của các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố đối với việc thông tin, tổng hợp báo cáo, công tác thanh kiểm tra, xử lý vướng mắc trong việc quản lý thực hiện chi đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Các Sở, Ban, Ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ, tập trung trong việc tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc khi chủ đầu tư, nhà thầu đề nghị.

Hàng tháng, hàng quý lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, KBNN tỉnh và lãnh đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư nên tổ chức họp giao ban để thông báo, cfng giải quyết những khó khăn vướng mắc, những tồn tại hạn chế trong việc quản lý vốn đầu tư, thanh toán, quyết toán chi đầu tư. Định kỳ các ngành, các huyện thị, các chủ đầu tư rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch chi đầu tư theo thẩm quyền, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt kế hoạch trong năm... làm được như vậy công tác quản lý chi đầu tư mới đạt hiệu quả cao nhất.

Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thông tin trong quản lý chi đầu tư XDCB, trong thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của dự án hoàn thành; Nghiên cứu cải tiến từng bước xây dựng hệ thống thông tin từ cấp tỉnh xuống cấp cơ sở để nắm bắt thông tin, điều hành quản lý thông suốt nhằm giảm thời gian và chi phí quản lý. Thực hiện tốt chế độ thông tin báo cáo về tình hình quản lý đầu tư xây dựng, thực hiện kế hoạch vốn đầu tư hàng năm, tình hình thanh toán và quyết toán chi đầu tư theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư. Tập trung xử lý các vướng mắc trong quản lý đầu tư xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản tỉnh lào cai (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)