Thanh tra, kiểm tra, giám sát NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát NSNN

Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng vốn NSNN là việc làm thƣờng xuyên, nhằm chấn chỉnh định hƣớng cho các đơn vị dự toán ngân sách, các cấp sử dụng ngân sách hiệu quả nguồn vốn đƣợc cấp đúng theo quy định của Luật NSNN, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần phát triển KTXH tại địa phƣơng, ổn định an ninh quốc phòng và đảm bảo an sinh xã hội. Trong 3 năm qua, số lƣợng các cuộc thanh tra tăng lên trong từng thời kỳ từng nội dung, hơn nữa cán bộ thanh tra ngày càng có chuyên môn tốt hơn trong các lĩnh vực đƣợc phân công. Nhờ đó, quá trình thanh kiểm tra diễn ra nhanh gọn, hiệu quả, không bỏ lỡ sai phạm.

Bảng 3.14. Kết quả thanh tra chi NSNN thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Số cuộc thanh tra Vụ 43 54 67

2 Số vụ xử lý Vụ 12 11 9

3 Số vốn thu hồi triệu đồng 595 552 509

(N uồn: P òn T an tra t àn p ố T i N uyên)

Số cuộc thanh tra chi NSNN cấp thành phố tăng từ 10 - 15 vụ/năm trong đó số vụ xử lý sai phạm chiếm thấp hơn 20% tổng số cuộc/năm. Số vốn thu hồi tính bình quân khoảng 50-70 triệu đồng/vụ. Kết quả này không quá lo ngại và phản ánh sự sát sao trong các khâu nhằm hạn chế sai phạm không đáng có trong quá trình chi NSNN thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019. Công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn thành phố đã góp phần lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế trong xã hội, góp phần thực hiện tốt các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và chính quyền địa phƣơng, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả sử dụng ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nƣớc. Tuy nhiên, công tác thanh tra kiểm tra chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và mang lại hiệu quả chƣa cao, còn xuất hiện tình trạng nể nang, ngại va chạm, chƣa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách, chƣa kết hợp.

Bảng 3.15. Kết quả kiểm soát chi NSNN TPTN giai đoạn 2017 - 2019

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 Đơn vị chƣa chấp hành đúng điều

kiện chi quy định đơn vị 52 46 39

2 Số món từ chối món 142 116 95

3 Số tiền từ chối thanh toán triệu đồng 1.397 1.575 1.461

Tron đó:

- Vượt, không có dự toán triệu đồng 453 560 585

- Vượt tồn quỹ NS triệu đồng 323 310 370

- Sai số tiền bằng chữ, bằng số triệu đồng 153 125 130

- Sai mục đíc , k ôn đún c ế độ,

định mức, chứng từ không hợp lệ triệu đồng 468 580 376 (Nguồn: Kho bạc N à nước thành phố Thái Nguyên)

Đối với Kho bạc nhà nƣớc thành phố đã thực hiện tốt việc kiểm soát các khoản chi NSNN toàn thành phố theo quy định, đồng thời thực hiện tốt khâu kiểm soát hoạt động thu chi hiệu quả, đặc biệt là quản lý chi NSNN tại các đơn vị, nhà thầu sử dụng ngân sách ở thành phố. Thông qua việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN trong thời gian qua cho thấy, về cơ bản các đơn vị dự toán sử dụng kinh phí đƣợc giao đúng mục đích, đúng đối tƣợng, chấp hành đúng chế độ hóa đơn, chứng từ; chấp hành định mức, tiêu chuẩn chi tiêu. Đặc biệt, từ khi thực hiện Thông tƣ số 68/2012/TT-BTC, ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính Quy định việc đấu thầu đấu thầu mua sắm tài sản nhằm duy trì hoạt động thƣờng xuyên của cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, việc mua sắm, sửa chữa tài sản của các đơn vị đã đƣợc quản lý và kiểm soát chặt chẽ hơn, hạn chế thất thoát, lãng phí NSNN. Đồng thời, Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng cũng đã giúp đơn vị quản lý và nhà thầu có căn cứ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chứng từ kịp thời, chính xác. Tính từ năm 2017 đến năm 2019, Kho bạc nhà nƣớc thành phố Thái Nguyên đã từ chối thanh toán 353 chứng từ chi NSNN không đủ điều kiện thanh toán với số tiền 4.433 triệu đồng. Nhiều giải pháp đã đƣợc thực hiện nên về có bản những năm qua KBNN thành phố Thái Nguyên đã làm tốt công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN nên số hồ sơ, chứng từ và số tiền bị từ chối thanh toán hàng năm có xu hƣớng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu của các hồ sơ bị từ chối thanh toán qua quá trình kiểm soát chi gồm: chi vƣợt, không có dự toán có giá trị trong 3 năm lớn nhất đạt 1598 triệu đồng và có xu hƣớng tăng trong những năm qua. Tiếp theo là Sai mục đích, không đúng chế độ, định mức, chứng từ không hợp lệ đạt 1424 triệu đồng/ 3 năm, Chi vƣợt tồn quỹ NS có vị trí thứ 3 và chi sai số tiền bằng chữ, bằng số có xu hƣớng giảm trong 3 năm qua.

3.4. Phân tích thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Thái Nguyên

từ số liệu điều tra

3.4.1. Đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Thái Nguyên

Để thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho đề tài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phát phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp 56 ngƣời có liên quan đến hoạt động quản lý NSNN gồm: lãnh đạo HĐND, UBND thành phố, lãnh đạo các phòng ban chức năng, lãnh đạo các phƣờng, xã trên địa bàn toàn thành phố theo mẫu phiếu điều

tra. Kết quả nhƣ sau: Số phiếu phát ra: 56 phiếu; Số phiếu thu về và hợp lệ 56 phiếu. Sau khi tổng hợp và phân tích kết quả thu đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.16. Kết quả điều tra khảo sát về đánh giá công tác quản lý chi ngân sách nhà nƣớc thành phố Thái Nguyên

Nội dung câu hỏi Phƣơng án trả lời Tỷ lệ %

1. Công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có đúng với quy định của Luật Ngân sách Nhà nƣớc năm 2015 không?

Có 56/56 100

Không 0/56 0

2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách Nhà nƣớc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có hợp lý hay không?

Có 56/56 100

Không 0/56 0

3. Công tác quản lý ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có đảm bảo đúng quy trình không

Có 56/56 100

Không 0/56 0

4. Đánh giá của Anh/Chị về mức độ hợp lý trong định mức chi trên địa bàn thành phố

Định mức chi thƣờng xuyên 39/56 69,64 Định mức chi đầu tƣ XDCB 40/56 71,43 Chế độ sử dụng tài sản công 50/56 89,29 Định mức chi khác 52/56 92,86 5. Công tác lập dự toán ngân sách trên

địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đƣợc tổ chức và thực hiện đúng quy định không?

Có 50/56 89,29

Không 6/56 10,71

6.Công tác xây dựng dự toán ngân sách có bám sát tình hình thực tế tại địa phƣơng không?

Có 48/56 85,71

Không 8/56 14,29

7. Công tác chấp hành dự toán ngân sách có đƣợc thực hiện đúng quy định không?

Có 45/56 80,36

Không 11/56 19,64

8. Công tác quyết toán ngân sách đƣợc thực hiện đúng thời gian không?

Có 40/56 71,43

Không 16/56 28,57

9. Hoạt động thanh tra, kiểm tra ngân sách có đƣợc thực hiện thƣờng xuyên không?

Có 53/56 94,64

Không 3/56 5,36

10. Công tác công khai ngân sách có đƣợc thực hiện theo đúng quy định không?

Có 51/56 91,07

Không 5/56 8,93

11. Hệ thống thông tin đƣợc sử dụng trong hoạt động quản lý ngân sách Nhà nƣớc thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhƣ thế nào?

Chƣa đƣợc trang bị 0/56 0 Đƣợc sử dụng và tập huấn

thƣờng xuyên 52/56 92,86

Ít sử dụng 4/56 8,14

Theo đánh giá của cán bộ quản lý đƣợc phỏng vấn có thể thấy công tác quản lý chi NSNN thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2017 - 2019 đƣợc thực hiện bài bản, đúng quy trình và tuân thủ theo Luật Ngân sách năm 2015, kết quả là 56/56 phiếu đều đồng ý với các nội dung liên quan đến việc thành phố Thái Nguyên thực hiện, triển khai đúng quy trình chi NSNN. Nội dung định mức chi, theo ngƣời đƣợc hỏi mức độ đồng ý đạt từ 70 - 93% số ngƣời trả lời. Theo họ, trong nhiều khoản mục chi vẫn chƣa đúng theo định mức hoặc đƣợc chi cao hơn, đặc biệt nhiều hạng mục trong XDCN, duy tu bảo dƣỡng các công trình công ích chƣa đáp ứng yêu cầu chất lƣợng và chế độ sử dụng tài sản công còn nhiều bất cập, chƣa tuân thủ định mức chi phù hợp.

Đối với nội dung quản lý chi: Công tác lập dự toán chi có chất lƣợng tƣơng đối tốt với 50/56 ngƣời đồng ý cho rằng công tác lập dự toán chi ngân sách cấp huyện đƣợc tổ chức và thực hiện đúng quy định đạt gần 90%; 48/56 ngƣời đồng ý cho rằng công tác xây dựng dự toán chi ngân sách thành phố Thái Nguyên đã bám sát tình hình thực tế tại địa phƣơng chiếm tỷ lệ 85,71%; Một số ngƣời chƣa đồng ý với nội dung đƣa ra bởi những lý do nhƣ sau: một số phƣờng, xã mặc dù có nhu cầu, đề xuất xây dựng các công trình XDCB nhƣng không đƣợc đáp ứng đề xuất trong khi có những địa bàn mặc d chƣa cấp thiết nhƣng vẫn đƣợc thành phố cấp phép thi công công trình; hoặc dự toán phân bổ không đáp ứng yêu cầu đề ra dẫn đến hạn chế hiệu quả khoản chi… Công tác chấp hành dự toán chi có kết quả đồng ý là 45/56 ngƣời đồng ý chiếm tỷ lệ 80,36% cho rằng Công tác chấp hành dự toán ngân sách cấp huyện có đƣợc thực hiện đúng quy định. Trong quá trình chấp hành dự toán chi vẫn xảy ra một số bất cập liên quan đến cấp phát vốn định kỳ, mức độ hoàn thiện chứng từ chậm ảnh hƣởng đến công tác giải ngân vì vậy vẫn có khoảng 20% cán bộ đƣợc hỏi không đồng ý với nội dung này. Đối với công tác quyết toán chi ngân sách thành phố do còn một số bất cập, chƣa thống nhất giữa 2 bên cán bộ quản lý và đơn vị thụ hƣởng nên nội dung này đƣợc ngƣời trả lời đánh giá thấp với 40/56 ngƣời đồng ý chiếm tỷ lệ 71,43% và 16/56 ngƣời không đồng ý chiếm tỷ lệ 28,57%. Theo ngƣời trả lời đây là công đoạn chiếm nhiều thời gian nhất trong quá trình triển khai công tác chi NSNN. Hồ sơ quyết toán thƣờng không đáp ứng quy định của phòng Tài chính & Kế hoạch và KBNN thành phố lý do đƣợc chỉ ra gồm: sự hạn chế năng lực của cán bộ tại đơn vị thụ hƣởng, hƣớng dẫn chƣa sát sao của cán bộ quản lý trực tiếp, sự chồng chéo của các văn bản, tiến độ triển khai công trình chậm… dẫn tới những sai sót trong hồ sơ, thời gian hoàn thiện công trình không đúng với hồ sơ… Trong thời gian tới, lãnh đạo thành phố cần có các giải pháp đồng bộ nhằm đẩy nhanh công tác quyết toán vốn cho đơn vị và đồng thời đơn vị thụ hƣởng cũng cần nâng cao năng lực hoàn thiện hồ sơ theo quy định của cơ

quan quản lý. Hoạt động thanh tra, kiểm tra chi ngân sách của thành phố thời gian qua đã có nhiều tiến bộ, đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, nghiêm túc. Hơn nữa, năng lực của cán bộ thanh tra có sự tiến bộ, chất lƣợng của các cuộc thanh tra đƣợc nâng cao và vi pham đƣợc hƣớng dẫn, xử lý kịp thời. Do đó, 53/56 ngƣời đƣợc hỏi chiếm tỷ lệ gần 95% đồng ý với câu hỏi liên quan đến công tác thanh tra hoạt động chi NSNN của thành phố. Ngoài ra, đánh giá hoạt động chi ngân sách còn đƣợc tác giả nghiên cứu thêm tiêu chí Công tác công khai ngân sách theo đó 91% ngƣời đƣợc hỏi cho biết công tác công khai NS đƣợc thực hiện đúng quy định và có sự giám sát của HĐND và ngƣời dân địa phƣơng. Trong quá trình quản lý chi NSNN việc áp dụng hệ thông thông tin cũng hỗ trợ lớn giúp cán bộ quản lý dễ dàng triển khai các văn bản, thông tƣ hƣớng dẫn kỹ hơn cho đơn vị thụ hƣởng. Đồng thời, cũng giúp đơn vị thụ hƣởng tiết kiệm thời gian trong quá trình cập nhật thông tin, hoàn thiện thủ tục, hồ sơ. Với một thành phố hiện đại nhƣ Thái Nguyên cán bộ quản lý và đơn vị thụ hƣởng đƣợc sử dụng và tập huấn thƣờng xuyên các văn bản pháp quy và các phần mềm quản lý nhằm nâng cao chất lƣợng báo cáo của hồ sơ chi NSNN.

3.4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.17 là kết quả đƣợc tác giả tổng hợp từ điều tra các cán bộ quản lý các cấp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên về việc đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc thành phố Thái Nguyên thời gian qua.

Bảng 3.17. Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến quản lý chi ngân sách nhà nƣớc thành phố Thái Nguyên từ số liệu điều tra

TT Nội dung Mức đánh giá Điểm trung bình Mức độ tác động 1 2 3 4 5

1 Điều kiện tự nhiên của địa phƣơng 10 15 21 10 0 2,55 Ảnh hƣởng ít 2 Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội

trên địa bàn thành phố 2 10 20 24 0 3,18 Bình thƣờng

3 Cơ chế chính sách và các quy định

của Nhà nƣớc về quản lý chi NSNN 0 0 6 35 15 4,16 Rất ảnh hƣởng 4 Khả năng về nguồn lực tài chính

công của thành phố 0 0 15 40 1 3,75 Ảnh hƣởng

5

Năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ chuyên môn của cán bộ trong bộ máy quản lý NSNN

0 0 0 25 31 4,55 Rất ảnh hƣởng

6 Tổ chức bộ máy quản lý chi 0 2 25 29 0 3,48 Ảnh hƣởng 7 Áp dụng công nghệ thông tin trong

quản lý chi NSNN 8 17 26 5 0 2,50 Ảnh hƣởng ít

3.4.2.1. Nhân tố khách quan

 iều kiện t nhiên của địa phương

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Thành phố Thái Nguyên có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú, gồm:

Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không đƣợc bồi hàng năm, chua, glây yếu có 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên đƣợc phân bổ chủ yếu ở phƣờng Phú Xá; đất phù sa ít đƣợc bồi hàng năm trung tính ít chua có 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lƣợng feralit trên nền cơ giới nhẹ có 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ có sản lƣợng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%...

Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chƣơng trình 327, rừng trồng theo chƣơng trình PAM, vùng chè Tân Cƣơng cùng với các loại cây trồng của nhân dân nhƣ cây nhãn, vải, quýt, chanh... Cây lƣơng thực chủ yếu là cây lúa nƣớc, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất gây trung tính ít chua.

Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công),

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)