5. Bố cục của luận văn
3.4. Đánh giá chung quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thành
Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
3.4.1. Những kết quả đ t đư c
ối với chi đầu tư XDCB từ NSNN
Trên cơ sở các nghị định của Chính phủ, thông tƣ của các bộ ngành; UBND tỉnh, Sở Kế hoạch & Đầu tƣ, Sở Tài chính và KBNN Thái Nguyên đã kịp thời có văn bản chỉ đạo, hƣớng dẫn các chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án triển khai kịp thời các thủ tục, hồ sơ… theo quy định. Từ đó làm căn cứ giúp lãnh đạo của thành phố chỉ đạo sát sao và chính xác hơn trong công tác quản lý quá trình thi công công trình.
Các chủ đầu tƣ, Ban Quản lý dự án chuyên ngành đã giám sát chặt chẽ các khoản chi phí trong quá trình thực hiện dự án. Công tác quyết toán công trình cũng đƣợc UBND thành phố rất quan tâm và chỉ đạo cho phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Việc thu hút, quản lý, sử dụng các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc tăng cƣờng. Tỷ lệ giải ngân các nguồn vốn bình quân hằng năm đạt trên 70%. Công tác quản lý nhà nƣớc về chất lƣợng công trình đƣợc quan tâm. Các chủ đầu tƣ thực hiện nghiêm túc quy định của Luật đầu tƣ công và các quy định liên quan. Các dự án đƣợc phê duyệt đều phù hợp với khả năng cân đối vốn ngân sách nhà nƣớc, tránh tình trạng dàn trải, giảm hiệu quả đầu tƣ và lãng phí nguồn lực Nhà nƣớc.
Một số kết quả đạt đƣợc nhƣ sau: Công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản đƣợc Đảng bộ thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đồng bộ và có hiệu quả rõ nét. Nhiều dự án, công trình đã và đang đƣợc đầu tƣ hoàn thiện nhƣ: Đƣờng Bắc Sơn kéo dài, Đƣờng Việt Bắc, cầu Bến Tƣợng, cầu Tân Long, cải tạo hồ Xƣơng Rồng 2, trƣờng mầm non Đồng Quang, trƣờng mầm non Quang Trung, trƣờng tiểu học Cam Giá, Trung tâm thƣơng mại Big C, Nhà tang lễ thành phố, đầu tƣ cải tạo vỉa hè, áp phan các tuyến đƣờng khu vực trung tâm thành phố, Trung tâm thƣơng mại tài chính
FCC, tòa nhà TECCO, khu nhà ở Tiến Bộ, Nghĩa trang An Lạc Viên Indevco, trung tâm thời trang TNG, khu đô thị Thái Hƣng EcoCity... Đến năm 2020, có 32km đƣờng đô thị đƣợc hạ ngầm hệ thống hạ tầng kỹ thuật (mục tiêu Nghị quyết là 20km). Giai đoạn 2015 - 2020 đã có 412 công trình, dự án đƣợc triển khai với tổng mức đầu tƣ từ nguồn ngân sách thành phố trên 7.795 tỷ đồng. Có 13 dự án đƣợc đầu tƣ bằng nguồn ODA với tổng giá trị trên 2.500 tỷ đồng.
ối với chi thường xuyên NSNN
Về công tác lập dự toán chi TX NSNN: Trong những năm qua, công tác lập dự toán chi TX đƣợc xây dựng trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, đã tuân thủ đúng chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi NSNN hiện hành góp phần ổn định đời sống, thúc đẩy sản xuất của thành phố phát triển tốt hơn.
Về công tác chấp hành chi TX NSNN: nội dung chi TX cơ bản đƣợc sử dụng bởi nguồn thu NS trong năm. NS thành phố đã bố trí hợp lý các khoản chi thƣờng xuyên, ƣu tiên cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp y tế, đảm bảo chi cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí nguồn để cải cách tiền lƣơng, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý, tiết kiệm từ đó nâng cao đƣợc hiệu lực, hiệu quả của quản lý ngân sách huyện.
Về công tác thanh quyết toán chi TX NSNN thành phố: công tác quyết toán chi TX NSNN thành phố Thái Nguyên đã đƣợc thực hiện đúng theo các chu trình về quyết toán NS cấp huyện. Quy trình tổ chức thực hiện xét duyệt, thẩm định quyết toán NS hàng năm đƣợc thông báo và hƣớng dẫn kỹ càng. Quyết toán chi liên tục tăng theo các năm nhƣng NS địa phƣơng vẫn đáp ứng sự gia tăng đó. Sự phối hợp giữa các đội nhóm thanh tra trong các lĩnh vực nhịp nhàng, công tác thanh tra diễn ra thƣờng xuyên có kế hoạch hoặc đột xuất nhằm đảm bảo trƣớc khi quyết toán thông qua UBND thành phố phải đƣợc xét duyệt, thẩm định hoặc thanh tra để đảm bảo tính chính xác và trung thực của quyết toán ngân sách địa phƣơng.
Đặc biệt, từ khi thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các đơn vị đã có những chuyển biến rõ nét. Cơ chế tự chủ đã tạo điều kiện cho các đơn vị nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm; nâng cao trách nhiệm của thủ trƣởng cơ quan và tăng cƣờng sự giám sát của cán bộ, viên chức, ngƣời lao động trong việc sử dụng biên chế và kinh phí để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ đƣợc giao. Vì vậy, năm 2017
thành phố đã tiết kiệm chi đƣợc 6 tỷ đồng so với dự toán, năm 2018 có tăng nhƣng mức tăng khá nhỏ chỉ hơn 2 tỷ đồng.
3.4.2. Những h n chế
ối với chi đầu tư XDCB
Quyết toán vốn đầu tƣ tại một số dự án còn chậm so với quy định. Vấn đề chậm thanh toán nhiều tháng hoặc nhiều năm kể từ khi công trình đƣợc hoàn thành bàn giao và đƣa vào sử dụng. Cụ thể năm 2017 có 22 công trình đã hoàn thành nhƣng chƣa quyết toán, năm 2018 là 34 dự án.
Chƣa có chế tài để buộc các nhà thầu, chủ đầu tƣ phải quyết toán đúng giá trị khối lƣợng. Nhà thầu cố tình đƣa tăng giá trị quyết toán lên, khi đƣợc phát hiện ra thì chỉ bị cắt giảm phần khai khống mà không bị xử phạt. Hơn nữa việc phát hiện ra sai phạm là hết sức khó khăn, nhƣng đến nay chƣa có cơ chế xử phạt cụ thể, cũng nhƣ có cơ chế khuyển khích thoả đáng cho những cá nhân, tổ chức phát hiện nên sử dụng vốn đầu tƣ XDCB còn thất thoát, lãng phí.
Cơ chế giám sát tình hình chi đầu tƣ XDCB đối với tất cả các chƣơng trình, dự án chƣa đƣợc triển khai một cách toàn diện, thƣờng xuyên và có hệ thống. Trong một số khâu có sự chồng chéo trong kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan quản lý. Sự phối hợp quản lý giữa các cơ quan lỏng lẻo, chƣa khoa học dẫn đến hạn chế trong quá trình kiểm soát chi tại KBNN và các cơ quan liên quan.
Hiệu quả của một số công trình kém, không nhận đƣợc sự đồng thuận, hợp tác của ngƣời dân địa phƣơng do việc triển khai dự án chƣa tính hết đƣợc các vấn đề liên quan, ích lợi hài hòa của các bên tham gia. Nên nhiều công trình sau khi xây dựng xong bỏ không hoặc đƣợc sử dụng ít.
ối với chi thường xuyên
Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thƣờng là không đủ thời gian chuẩn bị.
Do việc phân bổ dự toán chƣa thực sự sát hợp với nhƣ cầu chi nên thƣờng xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý của cơ quan tài chính và kiểm soát chi của KBNN cung cấp. Nhiều khoản mục chi liên quan đến mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc, tổ chức hội thảo, hội nghị thƣờng cao hơn so vơi tiêu chuẩn, định mức.
Chu trình chi TX NSNN huyện còn nhiều vƣớng mắc khi quá trình xây dựng định mức, dự toán chi NS trong nhiều trƣờng hợp cụ thể có cơ sở xây dựng chƣa vững chắc, đôi khi còn mang yếu tố chủ quan, cảm tính.
Quyết toán chi TX NSNN của một số cơ quan, đơn vị còn nhiều nội dung thực hiện không đúng quy định của Nhà nƣớc nhƣng vẫn đƣợc chấp nhận quyết toán. Vẫn còn tình trạng lãng phí trong sử dụng NSNN khi có khoản mục chi vƣợt định mức hoặc lãng phí khi tổ chức hội thảo, tiếp khách…
3.4.3. Nguyên nhân
Hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý chi NSNN tƣơng đối đầy đủ nhƣng xảy ra hiện tƣợng chồng chéo trong quản lý, nhiều văn bản hƣớng dẫn chƣa chi tiết, thiếu đồng bộ, hệ thống đơn giá chƣa cập nhật liên tục dẫn đến việc xây dựng dự toán chênh lệch lớn so với quyết toán và những khó khăn trong hoàn thiện hồ sơ nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, quá rắc rối khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm đƣợc sửa đổi cho phù hợp.
Quy trình cấp phát vốn còn lỏng lẻo tại một số khâu, chủ yếu kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lý của hồ sơ chứ chƣa kiểm tra dự toán của hồ sơ nên chỉ ra đƣợc những thiếu sót trong khâu lập dự toán, việc áp dụng định mức đơn giá, cũng nhƣ phát hiện lỗi số học nên khi triển khai có sự vênh giữa thực tế và dự toán.
Sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan chức năng nhƣ phòng Tài chính - Kế hoạch, chi cục Thuế, KBNN, bộ phận NS các xã…trong quản lý chi NSNN đƣợc tiến hành nhƣng chƣa thƣờng xuyên, phƣơng pháp kết hợp chƣa phát huy hiệu quả cao dẫn đến tình trạng thất dự toán và quyết toán chi không khớp nhau ảnh hƣởng đến hiệu quả nguồn chi NSNN trong năm.
Nguồn kinh phí cấp cho đơn vị không đƣợc UBND thành phố cấp hết 1 lần vào đầu năm mà sẽ đƣợc chia thành nhiều lần, do vậy giảm tính chủ động trong quyết định khoản mục chi mua sắm tài sản cố định của đơn vị, giảm hiệu quả khoản mục chi.
Cơ chế chính sách đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, bất hợp lý trong chính sách giá bồi thƣờng giữa các khu vực làm phát sinh chống đối, khiếu kiện phức tạp làm ảnh hƣởng đến tiến độ thi công công trình.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
4.1. Định hƣớng, mục tiêu tăng cƣờng quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Thái Nguyên lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2015 - 2020; phƣơng hƣớng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã xây dựng nhiều nhiệm vụ, khâu đột phá và giải pháp phát triển kinh tế xã hội thành phố thời gian tới, trong đó có những vấn đề liên quan đến tăng cƣờng quản lý chi ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên nhƣ sau:
4 ịnh hướng
Ƣu tiên bố trí ngân sách, đồng thời huy động có hiệu quả các nguồn lực của xã hội đầu tƣ phát triển đô thị theo hƣớng đô thị thông minh, trong đó tập trung đầu tƣ hoàn thiện kết cấu hạ tầng khung đô thị đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống giao thông - vận tải, hệ thống thoát nƣớc, các công trình văn hoá - thể thao - vui chơi công cộng phục vụ cộng đồng, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định rõ vai trò đô thị trung tâm của tỉnh Thái Nguyên. Triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục chú trọng, đổi mới và nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch và quản lý đầu tƣ xây dựng theo quy hoạch. Trên cơ sở Quy hoạch chung đô thị đã đƣợc phê duyệt, chỉ đạo triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu đô thị, khu dân cƣ và các khu chức năng khác trong đô thị; điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các xã nông thôn. Kiểm soát có hiệu quả quá trình phát triển đô thị, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trƣờng sinh thái, phát triển bền vững, phù hợp với quy hoạch. Sẵn sàng ứng phó linh hoạt, hiệu quả đối với diễn biến phức tạp về thiên tai, dịch bệnh, giữ vững tăng trƣởng, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính và công tác thi hành pháp luật, trong đó tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức và ngƣời
dân. Nhờ đó tạo điều kiện tiết kiệm và chi tiêu hợp lý nguồn NSNN. Việc chi mua sắm, bảo dƣỡng, sửa chữa tài sản phải căn cứ quy định về tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc hiện hành; hạn chế mua sắm xe ô tô công và trang thiết bị đắt tiền, thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công theo quy định; hạn chế tối đa tổ chức hội nghị, lễ hội, hội thảo, khánh tiết, công tác nƣớc ngoài; tiếp tục cơ cấu lại NSNN, đồng thời dành nguồn để thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội.
4.1.2. Mục tiêu
4.1.2.1. Tăn cường công tác quản lý quy hoạc và đầu tư xây dựng theo quy hoạc ; đầu tư p t triển kết cấu hạ tần đô t ị t eo ướn đô t ị thông minh
Chỉ đạo lập, rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết theo Quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2035 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Phấn đấu đến năm 2025, 100% diện tích đất nội thành đƣợc quy hoạch phân khu; 50% diện tích đất nội thành đƣợc quy hoạch chi tiết. Nâng cao chất lƣợng các đồ án quy hoạch đô thị, đảm bảo tính khả thi và tầm nhìn dài hạn. Việc lập quy hoạch, quản lý quy hoạch đảm bảo đúng quy định hiện hành.
Chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ và xây dựng gắn với các kế hoạch đầu tƣ trung hạn, dài hạn và hằng năm. Ƣu tiên bố trí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh việc thu hút và huy động mọi nguồn lực đầu tƣ phát triển thành phố theo hƣớng đô thị thông minh; quan tâm đầu tƣ, nâng cấp và xây dựng mới một số công trình nhằm nâng cao tiêu chí kết cấu hạ tầng đô thị loại I nhƣ: Dự án Chƣơng trình đô thị miền núi phía Bắc - thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2; Dự án Phát triển tổng hợp đô thị động lực - thành phố Thái Nguyên; các dự án hai bên bờ sông Cầu; các dự án phát triển hạ tầng Khu du lịch Hồ Núi Cốc; khu đô thị, khu dân cƣ, hệ thống giao thông tĩnh, cầu vƣợt, hệ thống thoát nƣớc mƣa chính cho khu vực nội thành; hệ thống thoát nƣớc và xử lý nƣớc thải, hệ thống vƣờn hoa, công viên, cây xanh, khu vui chơi giải trí, hạ ngầm hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cải tạo vỉa hè, hệ thống điện chiếu sáng, cây xanh đô thị...
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát các dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc và các nguồn vốn khác trên địa bàn. Tiếp tục xây dựng và triển khai có hiệu quả các đề án về quản lý đô thị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực đầu tƣ và xây dựng, tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện nếp sống văn minh đô thị, đồng thời tăng cƣờng kiểm tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trƣờng.
4.1.2.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý n à nước
Xác định công tác cải cách hành chính là một trong những khâu đột phá. Đảng bộ thành phố tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả công tác cải cách hành chính bám sát các mục tiêu, yêu cầu cải cách hành chính của Chính phủ và Tỉnh. Thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính; kịp thời công bố, công khai thủ tục hành chính; đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức