Thủ tục phân tích

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 75 - 76)

a. Thủ tục chung

Thủ tục phân tích được tiến hành nhằm đánh giá tính phù hợp của cơ cấu tài sản cố định trên quy mô tổng tài sản của đơn vị, mức độ dao động giữa các năm nhằm xác định vùng trọng yếu của các nghiệp vụ. Thủ tục này không chỉ đòi hỏi trình độ mà còn yêu cầu những hiểu biết nhất định của kiểm toán viên đối với đặc thù kinh doanh của đơn vị. Nếu thủ tục này được áp dụng hiệu quả, khối lượng công việc của kiểm toán viên khi kiểm tra chi tiết sẽ giảm đi đáng kể.

Trong giai đoạn này, tuỳ thuộc vào từng loại hình và lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, kiểm toán viên sử dụng các tỷ lệ, tỷ suất khác nhau. Những loại phân tích cơ bản mà kiểm toán viên thường xuyên sử dụng trong thủ tục phân tích tài sản cố định là :

Đánh giá tính hợp lý: So sánh giữa kế hoạch đầu tư và thực tế phát sinh trong kỳ: mua sắm tài sản cố định, dự phòng chi phí sửa chữa tài sản cố định,..

Phân tích ngang: Phân tích sự biến động tài sản cố định, khấu hao giữa các kì kế toán, và chi phí sửa chữa tài sản cố định giữa các năm tài chính.

Phân tích dọc: Các tỷ số được sử dụng trong kiểm toán tài sản cố định như: tỷ số tài sản cố định (Fixed Assets Ratio), tỉ suất sinh lời trên tài sản (Return on Assets), tỷ suất khấu hao luỹ kế trên tổng tài sản,...

b. Thủ tục áp dụng với Báo cáo tài chính lập theo Chuẩn mực Ke toán Quốc tế

Ngoài ra đối với doanh nghiệp lập Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực Ke toán Quốc tế thì kiểm toán viên có thể thực hiện thủ tục phân tích trong việc so sánh giữa giá

trị tài sản cố định chuyển sang nắm giữ để bán trên tổng tài sản cố định, số dư tài khoản Thặng dư đánh giá lại tài sản (Revaluation surplus) của năm nay so với năm trước cũng như các khoản lãi, lỗ tăng trong kỳ có nguồn gốc từ việc đánh giá lại hoặc giảm giá trị tài sản của kỳ này so với kỳ trước, tần suất đánh giá lại hay kiểm tra giảm giá trị tài sản trong kỳ, so sánh phân bổ chênh lệch đánh giá lại thực hiện trong kỳ với các kỳ khác, và so sánh với sự tăng, giảm giá trị tài sản do đánh giá lại trong kỳ

Một phần của tài liệu 124 đánh giá sự khác biệt 2 giữa chuẩn mực kế toán việt nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) tác động đến quy trình kiểm toán báo cáo tài chính khoản mục tài sản cố định (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w